Thực tiễn ký kết hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng.doc (Trang 46 - 49)

II. THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ

3. Thực tiễn ký kết hợp đồng tín dụng

3.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn vốn

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

3.2. Lập báo cáo thẩm định cho vay

Căn cứ vào sổ tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, các cán bộ tín dụng của chi nhánh áp dụng để hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục như cung cấp

các thông tin cá nhân về năng lực pháp luật, cung cấp hồ sơ pháp lý,…để thực hiện hợp đồng tín dụng một cách nhanh nhất và được thuận lợi hơn.

3.3. Ký kết hợp đồng tín dụng

Cán bộ tín dụng sau khi soạn thảo hợp đồng sẽ trình lên trưởng phòng tín dụng phê duyệt trước khi chuyển sang các phòng ban khác có liên quan để kiểm tra lại và chuẩn bị phê chuẩn trước khi chuyển cho khách hàng.

- Phòng quản lý rủi ro: đối chiếu với báo cáo thẩm định tín dụng và biên bản họp hội đồng quản trị về phê duyệt khoản cho vay, cấp tín dụng.

- Phòng pháp chế: xem xét một lần nữa về mặt câu chữ cũng như tính thực thi về mặt pháp lý.

Hợp đồng tín dụng sau khi đã được chỉnh sửa theo ý kiến của phòng pháp chế và phòng quản lý rủi ro (nếu có) sẽ được chuyển cho khách hàng để xem xét và ký kết. Cán bộ tín dụng cần giải thích rõ cho khách hàng về các nội dung và điều khoản chính của hợp đồng, nhất là về các nghĩa vụ cũng như ràng buộc của khách hàng đối với khoản tín dụng.

Sau khi khách hàng đã xem xét và thông qua, hợp đồng tín dụng sẽ được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của tất cả các bên. Việc ký kết hợp đồng tín dụng có thể được thực hiện, các bên cùng ký kết và chuyển cho nhau bằng đường thư. Ngày ký kết hợp đồng tín dụng cũng đồng thời là ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.

3.4. Ví dụ:Báo cáo thẩm định đề nghị vay vốn

Hồ sơ pháp lý

1. Giấy phép thành lập, kinh doanh, điều lệ của công ty.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102001207 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 29/09/2000.

- Mã số thuế số 0101061993 do cục thuế Thành phố Hà nội cấp ngày 27/10/2000.

- Mã số thuế xuất nhập khẩu số 0101061993 do Sở kế hoạch- đầu tư Hà nội cấp ngày 21/05/2002.

- Điều lệ của bên B ngày 30/08/2000.

- Biên bản họp sáng lập viên ngày 28/03/2006 uỷ quyền cho ông X- Giám đốc công ty- là người đại diện thay mặt công ty giao dịch, ký kết các văn bản, hợp đồng để vay vốn theo quy định của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ.

- Biên bản góp vốn của các thành viên sáng lập công ty ngày 25/10/2000. - Quyết định bổ nhiệm ông X giữ chức vụ giám đốc công ty ngày 30/09/2000. - Quyết định bổ nhiệm bà N giữ chức vụ kế toán trưởng công ty ngày 25/10/2000.

2. Ngành nghề kinh doanh:

- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu hoá chất thông thường, các sản phẩm gỗ, nội thất văn phòng và gia đình; thiết bị văn phòng, thiết bị máy móc và trang thiết bị thí nghiệm và công nghiệp).

- Sản xuất và gia công cơ khí phục vụ ngành giầy da. - Buôn bán lương thực, thực phẩm.

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.

- Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ, xử lý môi trường. - Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách.

- Buôn bán các chất bôi trơn, chất làm sạch động cơ.

- Buôn bán ô tô, xe máy, xe có động cơ và các loại linh kiện, phụ tùng thay thế. - Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì ô tô, xe máy và các loại thiết bị, máy móc công ty kinh doanh.

- Sản xuất, buôn bán các sản phẩm da, vải, bạt, may mặc. 3. Vốn góp của công ty.

- Vốn điều lệ của công ty là: 700.000.000 đ (bẩy trăm triệu đồng chẵn).

- Giá trị vốn góp của các thành viên là: Ông X: 280.000.000 đ (40%); Ông M: 280.000.000 đ (40%); Bà N: 140.000.000 đ (20%).

Thẩm định phương án vay vốn

- Hợp đồng kinh tế số: HL/TG/01/2006 được ký giữa bên B và công ty C ngày 04/01/2006, trị giá hợp đồng là 97,169.6 EUR.

- Hợp đồng số: dunlop/ HaoLong/E06035, thanh toán L/C , trị giá hợp đồng là: 39,600 EUR.

- Hợp đồng số: Maagd/HL-461200, thanh toán L/C , trị giá hợp đồng là: 4,155.6 EUR.

2. Tổng nhu cầu vay vốn: 2.720.000.000 đ, trong đó giá mua hàng: 2.684.000.000 đ; thuế nhập khẩu: 26.000.000 đ ; chi phí khác: 10.000.000 đ.

3. Tổng nhu cầu vốn: 2.720.000.000 đ, trong đó vốn tự có tham gia: 770.000.000 đ; vốn vay ngân hàng: 1.950.000.000 đ; vốn khác: 0 đ.

4. Hiệu quả kinh tế:

Chỉ tiêu Thành tiền (đồng) I. Doanh thu 3.000.000.000 II. Chi phí 2.780.255.000 1.Chi phí mua hàng 2.684.000.000 2. Chi phí khác 10.000.000 3. Thuế nhập khẩu 26.000.000

4. Chi phí lãi vay 1.950.000.000đ x 1.03% x 3= 60.255.000 III. Lợi nhuận từ dự án 219.745.000

Như vậy, việc khách hàng lập báo cáo thẩm định đề nghị vay vốn như theo yêu cầu của chi nhánh sẽ giúp cho cả chi nhánh; khách hàng có độ tin cậy lẫn nhau. Là căn cứ để chi nhánh xem xét có nên cho khách hàng vay hay không như có khả năng trả nợ hay không, mục đích sử dụng vốn ra sao, đầu tư vào những việc gì…

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng.doc (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w