Phân loại dầm chuyển

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dầm chuyển đến sự làm việc của kết cấu nhà cao tầng (Trang 38 - 39)

1- Phân loại theo chức năng sử dụng:

- Dầm chuyển đỡ hệ khung (cột) - Dầm chuyển đỡ hệ vách

- Dầm chuyển đỡ khung kết hợp với vách

2- Phân loại theo vật liệu chế tạo:

- Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép thường

Ưu điểm: Dễ chế tạo, sử dụng được các vật liệu sẵn có của địa phương Nhược điểm: Kích thước của dầm lớn, trọng lượng của dầm lớn

- Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép ứng lực trước

Ưu điểm: Khả năng chống uốn cao hơn, giảm được kích thước tiết diện của dầm, khả năng vượt được nhịp lớn hơn so với bê tông cốt thép thường

Nhược điểm: Thi công phức tạp, khó khăn - Dầm chuyển bằng kết cấu thép

Ưu điểm: Trọng lượng nhỏ hơn so với bê tông cốt thép, khả năng vượt nhịp lớn tốt hơn, khả năng công nghiệp hóa cao

Nhược điểm: Thi công phức tạp, khó khăn; tốn kém hơn do thép là vật liệu đắt tiền và tốn kém khi bảo dưỡng, sửa chữa

3- Phân loại theo phương pháp chế tạo:

- Chế tạo theo phương pháp đổ tại chỗ

Ưu điểm: Do các cấu kiện được đổ toàn khối nên độ cứng tổng thể lớn, khả năng chịu tải trọng động tăng, hình dáng tiết diện phong phú

Nhược điểm: Thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn kém ván khuôn và cây chống

- Chế tạo theo phương pháp lắp ghép

Ưu điểm: Tiết kiệm được ván khuôn, cây chống; nâng cao chất lượng do thi công trong nhà máy; thời gian thi công được rút ngắn

Nhược điểm: Độ cứng tổng thể không cao; chịu tải trọng động kém; tốn kém khi xử lý các mối nối

4- Phân loại theo số nhịp của dầm:

- Dầm chuyển đơn nhịp (một nhịp)

- Dầm chuyển nhiều nhịp (hai nhịp trở lên)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dầm chuyển đến sự làm việc của kết cấu nhà cao tầng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)