Tình hình phát triển nhà cao tầng trên thế giới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dầm chuyển đến sự làm việc của kết cấu nhà cao tầng (Trang 30 - 33)

Nhà cao tầng được phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, sự phát triển về dân số, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Chính vì những yếu tố đó nên sự phát triển nhà cao tầng ở mỗi quốc gia là hoàn toàn khác nhau. Riêng ở Mỹ, sự phát triển về khoa học kỹ thuật và công nghiệp tương đối nhanh và mạnh nên quá trình phát triển của nhà cao tầng cũng sớm hơn, số lượng nhiều và quy mô lớn hơn.

Năm 1913, tại New York đã xây dựng tòa nhà “Woolworth” kiểu tháp 60 tầng, cao 241m. Sau đó liên tục các nhà cao tầng mọc lên ở Mỹ như tòa nhà ngân hàng cao 71 tầng và toà nhà cao 70 tầng. Đa số các nhà cao tầng thời kỳ những năm 20 đến 70 của thế kỷ 20 đều nằm ở Mỹ. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây các nước và khu vực khác trên thế giới cùng phát triển nhà cao tầng rất mạnh mẽ. Các kỷ lục về nhà chọc trời đang được chuyển dần sang các nước thuộc khu vực châu á. Tòa nhà cao nhất thế giới là tòa nhà Burj Kharifa ở Dubai thuộc các tiểu vương quốcả rập thống nhất hoàn thành năm 2010 có chiều cao lên đến 868m với 168 tầng

Hiện nay trên thế giới đã xây dựng hơn 100 ngôi nhà cao trên 200m. Một số công trình nhà cao tầng đã được xây dựng tại các nước như sau:

* Tại Mỹ:

1- “Woolworth Building” ở New York (1913), 60 tầng, cao 241m 2- “Chrycler Building” ở New York (1928-1930), cao 315m

3- Tòa tháp đôi “Trung tâm thương mại quốc tế” ở New York (1973), 110 tầng, cao 420m

4- “Willis Tower” ở Chicago (1973), gồm 108 tầng, cao 527m 5- “Sears Tower” ở Chicago (1974), 109 tầng, cao 442m

* Tại Nhật Bản:

1- Tòa nhà “Dương Quang” ở Tokyo (1978), 60 tầng, cao 226m 2- Trụ sở hội đồng thành phố Tokyo (1991), cao 243m

3- Khách sạn Prince ở Makuhari-Chiba (1993), 49 tầng, cao 180m 4- “Rinku Gate Tower” ở Izumisano (1996), gồm 56 tầng, cao 256m

* Tại Trung Quốc:

1- Tháp Bưu điện và viễn thông (1989), 26 tầng, cao 180m 2- CITIC Plaza ở Quảng Châu (1997) gồm 80 tầng, cao 391m 3- Tháp Kim Mậu (1998), 88 tầng, cao 421m

4- Tháp trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải tại thành phố Thượng Hải (2008) gồm 101 tầng, cao 492m

* Tại Malaysia:

1- Tòa nhà “Petronas Tower” ở Kuala Lumpur (1998), 88 tầng, cao 452m 2- “Menara Telekom” ở Kuala Lumpur (2001) gồm 55 tầng, cao 310m

* Tại Hồng Kông:

1- Tòa nhà “Bank of China Tower” (1990), 72 tầng, cao 367m 2- Tòa nhà “Central Plaza” (1992), 78 tầng, cao 374m

3- Trung tâm thương mại quốc tế ở thành phố Hồng Kông (2010) gồm 118 tầng và cao 484m

* Tại Thái Lan:

1- Tòa nhà “Metropolis International” (1996), 96 tầng, cao 343m 2- “Baiyoke Tower II” tại Bangkok (1997), gồm 85 tầng, cao 304m

* Tại Australia:

1- “Rialto Towers” ở Melbourne (1986) gồm 63 tầng, cao 251m 2- “Eureka Tower” ở Melbourne (2006) gồm 91 tầng, cao 297m

* Tại Nga:

1- Tháp Khải Hoàn ở Moscow (2005) gồm 57 tầng cao 264m 2- Tháp Naberezchnaya ở Moscow (2007) gồm 61 tầng, cao 268m

* Tại Đức:

1- Tòa nhà Messe Turm ở Frankfurt (1990) gồm 55 tầng cao 257m

2- Tòa nhà Commerzbank Tower ở Frankfurt (1997) gồm 56 tầng cao 259m * Tại Tây Ban Nha:

1- Tòa nhà Torre Caja Madrid ở Madrid (2007) gồm 45 tầng cao 250m

Theo bảng thống kê 130 công trình cao nhất thế giới, Mỹ chiếm đa số với 37 công trình chủ yếu tập trung tại thành phố New York, trong đó phổ biến là các công trình được xây dựng trong những năm 70, 80 của thế kỷ 20. Tuy nhiên các công trình nhà cao tầng hiện nay có xu hướng chuyển dần về khu vực châu á đặc biệt là tại Trung Quốc (26 công trình), Hồng Kông (15 công trình), UAE (13 công trình). Các công trình này phần lớn được xây dựng vào đầu thế kỷ 21. Trong bảng thống kê này, Việt Nam cũng góp mặt với 2 công trình là Keangnam Hanoi Landmark Tower (70 tầng, cao 336m), Bitexco Financial Tower (68 tầng, cao 262m)

Hình 1.14 Tòa nhà “Sears Tower” ở Chicago

Hình 1.15 Tòa nhà “Petronas Tower” ở Malaysia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dầm chuyển đến sự làm việc của kết cấu nhà cao tầng (Trang 30 - 33)