I Huyện Gia Lâm
a. Quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập:
3.4. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển.
Công tác quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư phát triển nghề và làng nghề cần được coi trong trong bối cảnh quá trình đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp bị thu hẹp, yêu cầu sản xuất hàng hóa chất lượng đảm bảo tính cạnh tranh, yêu cầu của sự phát triển bền vững đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội , đặc biệt là lao động việc làm.
Sự ra đời của những cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đồng bộ và kịp thời để phát triển nghề và làng nghề. Phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ mang tính chất truyền thống không thể thiếu sự tác động tích cực của chính sách và cơ chế của nhà nước;đó là yếu tố quyết định tính hiệu quả về kinh tế và sự phát triển bền vững của các ngành nghề.Đặc biệt chủ trương ưu tiên phát triển quỹ đất, hạ tầng kỹ thuật của các làng nghề đi trước một bứoc so với các làng nông thôn ngoại thành khác sẽ là một động lực lớn thúc đẩy sự phát triển các làng nghề
Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của từng địa phương với việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường sản phẩm. Phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ phải xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu thị trường,đối với mỗi nghề, trong đó có quan tâm kế thừa kỹ thuật truyền thống tinh xảo kết hợp với việc cải tiến hoặc đổi mới công nghệ thực hiện nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật cao và hạ giá thành sản phẩm.
Phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch.Tại nhiều địa phương cho thấy, sự kết hợp hài hòa giữa du lịch và làng nghề mang lại lợi ích cho cả ngành du lịch lẫn làng nghề.
Sớm thành lập và củng cố các hội nghề nghiệp hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề.Tại một số làng nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã thành lập Hội nghề nghiệp và các Hội nghề nghiệp này đã có nhiều tác động đến sự phát triển của làng nghề về các lĩnh vực như:đào tạo, tìm kiếm thông tin thị trường, khoa học công nghệ.Hội còn là chỗ dựa tinh thần cho đội ngũ người dân làm nghề tại làng nghề
Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư,các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh.Việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế hoạt động trong các làng nghề là hướng đi mới, có tính khả thi cao trong phát triển làng nghề là hướng đi mới, có tính khả thi cao trong phát triển làng nghề; là đòi hỏi thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực làng nghề, huy động mọi nguồn lực khoa học kỹ thuật-kinh tế-xã hội cùng tham gia phát triển làng nghề là một nhân tố tích cực trong tìm kiếm thị trường, đầu tư công nghệ, cải tiến kỹ thuật, đào tạo lao động cũng như tạo dựng các khu, cụm sản xuất tập trung làng nghề.
CHƯƠNG 2