Tiêu chuẩn kỹ thuật Và các giải pháp thiết kế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Cty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC (Trang 36 - 44)

III. MINH HỌA BẰNG DỰ ÁN CỤ THỂ

7. Lựa chọn quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật Và các giải pháp thiết kế

7.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật Và các giải pháp thiết kế

7.2.1. San nền

Trên cơ sở cao độ của tuyến đường QL5 (có 02 cầu dọc theo phạm vi khu công nghiệp),cao độ của các khu đất công nghiệp đã xây dựng xung quanh và tần suất thuỷ văn p=2% để chọn cao độ san nền hoàn thiện:

- Cao độ san nền cao nhất của khu vực là +4.50. - Cao độ san nền thấp nhất là +4.10.

Độ chặt san nền đảm bảo đạt k = 0.85 tại các khu cây xanh, k = 0.90 tại khu vực các lô đất khác. Để giữ ổn định nền đất khi san và đảm bảo chỉ giới quy hoạch, xung quanhkhu đất nghiên cứu được xây tường chắn đá hộc kết hợp với tường rào: 7.2.2. Thiết kế giao thông

Đường giao thông trong KCN được chia thành 2 loại: các tuyến trục chính và các tuyến đường nối các lô đất.

A. Quy mô các tuyến đường giao thông: Quy mô của các tuyến tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt.

B. Thiết kế nền, mặt đường hè vỉa, cây xanh a. Thiết kế nền đường

Toàn bộ phần đất không thích hợp trong phạm vi nền đường sẽ được đào bỏ. Đối với đất hữu cơ đào trung bình 30cm, bùn tại các ao mương đào trung bình 80cm. Các loại đất này sẽ được tận dụng để đắp vào các khu đất trồng cây xanh.

b. Thiết kế mặt đường:

Mặt đường được thiết kế với Eyc=155 MPa, tải trọng trục tính toán 120kN c. Thiết kế hè vỉa:

Vỉa hè dọc hai bên đường được lát bằng gạch BLOCK tự chèn và bó bằng bó vỉa BTXM M200 kích thước 18 x22x100cm. Chiều cao độ từ mép mặt đường đến đỉnh bó vỉa trung bình là 15cm.

Dải phân cách bó bằng vỉa đứng BTXM M200 kích thước 18x53x100cm, chiều cao từ mép mặt đường đến đỉnh bó vỉa tối thiểu là 30cm. Để ổn định kết cấu lát hè, tại vị trí mép ngoài hè thiết kế kết cấu bó hè bằng gạch xây VXM M75.

d. Thiết kế cây xanh

Trên dải phân cách các tuyến trục chính trồng cây xanh kết hợp với vườn hoa, thảm cỏ tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. Các loại cây dự kiến trồng dọc theo dải phân cách là cau vua, cọ cảnh, ngâu khóm và một số loại cây bụi khác. Xen kẽ với các loại cây là vườn hoa, tiểu cảnh gồm cô tòng, tía tô, hoa mào gà,... Mép ngoài dải phân cách sát bó vỉa trồng viền rệu đỏ, cẩm tú mai B=0.2m. Cây bóng mát được bố trí trong phạm vi giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng của các lô đất và trên hè dọc theo các tuyến kênh mương.

Để hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh KCN, bố trí các dải cây xanh dọc theo các đường ranh giới KCN với chiều rộng bình quân 20m và tại các vị trí hạn chế về điều kiện xây dựng.

e. Thiết kế TCGT

Thiết kế hệ thống an toà n giao thông theo đúng điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN237-01

Để đảm bảo việc thu hút khách hàng đồng thời thuận tiện cho việc giao thông với bên ngoài theo cả hướng đi Hà Nội và đi Hải Phòng, tại cổng chính KCN sẽ xin phép Cục đường bộ VN để mở lối rẽ trực tiếp vào QL5 và cắt DPC giữa của QL5 với chiều dài L=30m.

7.2.3. Thiết kế thoát nước mưa

Khu vực nghiên cứu dự án và các khu lân cận hiện tại đều thoát nước theo hướng từ Bắc xuống Nam qua các mương thuỷ lợi hiện có chảy qua QL5 và thoát ra sông Sặt cách KCN khoảng 1km, do vậy trong quy hoạch KCN, các mương chủ đạo của khu vực sẽ được cải tạo đảm bảo quy mô, hướng thoát, sự liên thông đồng thời đảm bảo cảnh quan, môi trường của khu vực. Hai bờ mương được gia cố bằng ốp mái đá xây kết hợp trồng cỏ.

Để đảm bảo thu nước tức thời cho các khu dân cư khi có mưa, phía Bắc khu công nghiệp giáp với thôn Bái Dương bố trí 01 hồ điều hoà diện tích khoảng 2.5ha. Hồ này có tác dụng chứa nước cho việc tưới tiêu và sinh hoạt đồng thời điều tiết nước khi có mưa lũ thông qua các cửa phai nối với các mương thoát.

Lưu lượng nước mưa được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn. Lưu lượng nước mưa trong cống, rãnh tính theo công thức :

Q = x q x F ( l/s)

Trong đó: Q : Lưu lượng tính toán cho 1 đoạn cống ( l/s ) : Hệ số dòng chảy, lấy = 0,65

q : Cường độ mưa tính toán ( l/s.ha) - Tra theo biểu đồ ghi mưa. F : Diện tích lưu vực ( ha ) q = (20+b)nxq20x(1+clgP)/(t+b)n Với q: cường độ mưa tính toán ( l/s/ha),

P: chu kỳ tràn cống lấy P = 2 năm .

q20 - đại lượng đặc trưng khí hậu tại địa phương (Hải Dương) lấy theo tài liệu - Phương pháp và kết quả nghiên cứu cường độ mưa ở Việt nam - Viện khí tượng thuỷ văn

7.2.4. Thiết kế thoát nước thải và vệ sinh môi trường 7.2.4.1. Thiết kế thoát nước thải:

+ Mạng lưới thoát nước thải được thiết kế chung cho cả thoát nước thải sinh hoạt và nước thải sản suất của cả khu công nghiệp. Mạng lưới ống thu gom toàn bộ nước thải và chuyển tới trạm xử lý. Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân được xử lý sơ bộ tại các bể phốt trong nhà máy trước khi thải vào mạng nước thải. Nước thải sản xuất tại nhà máy được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn loại C ( tiêu chuẩn 5945-2005), mới được xả vào mạng nước thải. Mạng lưới thoát nước thải sử dụng ống BTCT đúc sẵn đường kính D300 - D400, đặt 1 bên vỉa hè (hoặc 2 bên hè), để thu nước thải từ các nhà máy dẫn về khu xử lý nước thải tập trung. Dọc các tuyến cống bố trí hệ thống ga cách nhau từ 25 -30m.

+ Trạm xử lý nước thải :

Công suất của trạm xử lý được tính cho cả 2 nguồn nước thải: 4000m3/ngà y đêm. Vị trí trạm xử lý nước thải đặt ở khu đất sát hàng rào phía Tây của khu Cadi-sun. Công nghệ xử lý nước thải lựa chọn phương pháp lý hoá vi sinh kết hợp

Nước thải sau khi ra khỏi trạm xử lý phải đạt tiêu chuẩn B ( tiêu chuẩn 5945-2005) mới được xả và o mạng thoát nước chung trong vùng.

7.2.4.2. Giải pháp xử lý rác công nghiệp và rác sinh hoạt

Rác thải rắn từ các xí nghiệp công nghiệp sẽ được thu gom vào khu chứa tại khu đất sát hàng rào phía Tây của khu Cadi Sun. Hàng ngày sẽ có xe của công ty môi trường đến và chở rác thải rắn đến nơi quy định.

Rác thải sinh hoạt và các loại rác thải khác được tập trung ngay trong các xí nghiệp, khu kỹ thuật, khu BQL và khu dân cư . Hàng ngày sẽ có xe của công ty môi trường đến và chở rác đến các bãi rác.

7.2.5. Thiết kế cấp nước

7.2.5.1. Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước

Cấp nước công nghiệp: Tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp được tính toán dựa vào các loại hình sản xuất của từng nhà máy

Bảng 5: Nhu cầu dùng nước khu công nghiệp Cẩm Giàng - Hải Dương

TT Hạng mục công trình Quy mô

(ha) Tiêu chuẩn dùng nước Nhu cầu dùng nước (m3/ngđ) A Đất xây dựng nhà máy 183.96

1 Công nghiệp điện tử 124.32 22m3/ha 2735.04

2 Số công nhân khu công nghiệp 60lít/ngđ

559.44

3 Đất ban quản lý,dịch vụ 6.73 10%(2) = 56

4 Đất khu đảm bảo kỹ thuật 0.12 22m3 /ha 2.64

5 Đất khu xử lý chất thải 0.90

6 Đất tạm chứa đồ chất thải 1.00

7 Đất khu nghĩa địa 0.85

8 Đất giao thông (rửa đường) 18.89 10m3 /ha 188.9

9 Đất cây xanh 19.70 10m3 /ha 197

10 Mặt nước 4.66

11 Đất khu đào tạo 6.79 100lít.người/ngđ

150

Tổng nước cho Khu công nghiệp 3889.02

Nước dự phòng rò rỉ 10% = 388.9

Tổng cộng 4277.92

Lấy tròn 4300

Hệ số điều hoà K ngày 1,25 Hệ số điều hoà K giờ 1,5

Số giờ tính toán trong ngày 24giờ

- Nhu cầu dùng nước lớn nhất trong ngày

Q = 4300 x 1,25 = 5375 m /ngđ max

- Lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất 5375 x 1,5

Q = --- = 355.94 m /giờ = 98.87 l/s. max 3 24 giờ

7.2.5.2. Nguồn cấp nước A. Nguồn cấp nước

Về nguyên tắc, nước sạch để cung cấp cho khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền sẽ được Công ty Kinh doanh nước sạch của tỉnh Hải Dương cấp đến hà ng rào của Dự án ( điểm đấu của Khu công nghiệp).

Hiện tại có tuyến ống cấp nước D250 chạy dọc phía nam của QL5 từ nhà máy nước Cầu Ghẽ qua phía nam khu đất của dự án công suất nhà máy nước Cầu Ghẽ là 20.000m3/ngđ và đang cung cấp cho khối cơ quan đầu não của Huyện thuộc thị trấn Cẩm Giàng, các cơ quan, trường học, bệnh viện đóng trên địa bàn dọc QL 5A, dân cư Xã Tân Trường và cho Khu công nghiệp Phúc Điền.

Để đáp ứng lượng nước đầy đủ cho sản xuất, sinh hoạt của khu công nghiệp, khu nhà ở, dịch vụ trong khu CN Cẩm Điền - Lương Điền và có thể cấp nước cho một bộ phận dân cư xung quanh, Chủ đầu tư Khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền mong muốn được đầu tư xây dựng một Trạm cung cấp nước sạch vị trí được đặt trong phạm vi đất của Khu công nghiệp và đã được UBND Tỉnh Hải Dương chấp thuận về nguyên tắc.Việc khảo sát nguồn nước ngầm và thiết kế Trạm xử lý nước sạch sẽ được thực hiện ở một Dự án riêng.

Trong khuôn khổ của Dự án này Tư vấn xin được đề cập một số thông số cơ bản của Trạm xử lý nước như sau:

- Công suất dự kiến : 10.000m3/ngày đêm.

- Chọn nguồn nước : Lấy từ nguồn nước ngầm. Dây chuyền trạm xử lý nước sạch : Tuy nhiên trong giai đoạn đầu,thời kỳ đầu tư xây dựng HTKT và có thể một vài năm khai thác đầu tiên khi số lượng các Xí nghiệp Công nghiệp hoạt động chưa nhiều,sẽ xử dụng nguồn nước cấp từ đường ống D250 của nhà máy nước Cầu Ghẽ.

B. Mạng lưới cấp nước

Mạng lưới cấp nước được thiết kế trên cơ sở của các ô công nghiệp theo quy hoạch, mạng lưới cấp nước bố trí theo kiểu mạng vòng, tính toán dựa trên lưu lượng vào giờ dùng nước lớn nhất.

Kết quả tính toán mạng lưới cấp nước xem phụ lục "Bảng tính toán cấp nước". Các tuyến ống cấp nước được bố trí trên vỉa hè cách chỉ giới đường đỏ trung bình từ 0.5 -1.2m với độ sâu tối thiểu là 0,7 tính từ mặt đất đến đỉnh ống . Tại các cổng nhà

máy cần bố trí các tê chờ có F 50 - F 100 tuỳ thuộc nhu cầu dùng nước của từng nhà máy để phục vụ cho việc đấu nối đường ống cấp nước cho nhà máy đi vào hoạt động.

Vật liệu đường ống cấp nước chọn là ống gang dẻo nối miệng bát theo tiêu chuẩn ISO-2531 có đường kính D100-300.

C. Cấp nước cứu hoả

Trong khu đất của dự án có hồ điều hoà và một số kênh, mương nên ở gần những vị trí trên không bố trí trụ cứu hoả, việc cấp nước chữa cháy sẽ lấy nước từ các kênh, mương nói trên. ở những chỗ khác các trụ cứu hoả D = 100 được bố trí tại các nút giao thông và dọc trên tuyến ống với cự ly trung bình 150m/1 trụ. Trụ chữa cháy được dùng trong dự án này là loại nổi theo tiêu chuẩn TCVN6379 - 1998. Mạng lưới cấp nước được tính toán kiểm tra để bảo đảm chữa cháy cho Khu công nghiệp với 2 đám cháy (lưu lượng tính toán cho 1 đám cháy là 15l/s) xảy ra đồng thời tại 2 vị trí bất lợi nhất trong mạng lưới cấp nước. Lưu lượng nước chữa cháy dự trữ tại bể chứa trong khu đất dịch vụ, cây xanh. Ngoài ra trong các nhà máy xí nghiệp cũng nên xây dựng bể nước dự phòng chữa

cháy hoặc khi đường ống có sự cố, dung tích bể theo tính chất của từng nhà máy. 7.2.6. Thiết kế cấp điện, điện chiếu sáng

7.2.6.1. Thiết kế hệ thống cấp điện cho khu vực xí nghiệp công nghiệp: A- Nguồn cấp điện

Theo ý kiến của Công ty điện lực Hải Dương thì trong qui hoạch phát triển lưới điện, ngành điện sẽ xây dựng tuyến ĐDK-110KV đi ở phía bắc khu đất. Do vậy nguồn điện cấp cho khu công nghiệp sẽ được lấy từ ĐDK- 110KV thông qua trạm biến áp trung gian 110/22KV. Trạm biến áp 110/22KV sẽ do ngành điện đầu tư và được xây dựng trong phạm vi đất của khu công nghiệp. Hiện tại ĐDK-110KV và TBA trung gian 110/22KV chưa được xây dựng nên trong giai đoạn đầu xây dựng cơ sở HTKT của khu công nghiệp nguồn điện sẽ được cấp tạm thời từ ĐDK-35KV mạch kép hiện có nằm bên phải của QL5 Hải Phòng đi Hà Nội . Chi tiết vị trí đấu nối sẽ được làm việc cụ thể với Công ty điện lực Hải Dương trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Kết cấu lưới điện thiết kế cho khu công nghiệp đuợc thiết kế phù hợp với cấp điện áp sử dụng thống nhất là 35KV theo phuơng thức mạch vòng vận hành hở. Trạm biến áp thiết kế dùng loại máy biến áp phía sơ cấp có 2 cấp điện áp là 35(22)KV. Tổng công suất tải của toàn khu công nghiệp theo tính toán là : 46.310KVA .

B. Chỉ tiêu cấp điện và tính toán phụ tải

Bảng 6: Chỉ tiêu cấp điện khu công nghiệp Cẩm Giàng- Hải Dương

STT Chức năng khu đất Diện tích

(ha) Chỉ tiêu cấp điện (KW/ha) Hệ số tính toán Co Công suất (KVA)

1 Đất xây dựng các xí nghiệp 124.32 300 0.85 43.878 2 Đất khu quản lý và điều

hành công cộng và dịch vụ

6.73 100 0.85 792

3 Đất khu xử lý nước thải, khu trung chuyển nước thải

1.90 150 0.85 335

4 Đất khu đào tạo 6.87 150 0.85 1.193

5 Chiếu sáng giao thông 10km 9 0.85 106

Tổng công suất 46.310

C. Giải pháp kỹ thuật

Căn cứ từ tình hình thực tế và qua tham khảo các khu Công nghiệp đã được xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Giải pháp thiết kế xây dựng hệ thống cấp điện cho khu công nghiệp là Phương án hệ thống cấp điện đi ngầm

3. Giải pháp kỹ thuật phương án chọn : ( Hệ thống cấp điện đi ngầm) A/* Thiết kế tuyến cáp ngầm 35KV

Xây dựng Tuyến cáp ngầm 35KV từ vị trí c ột trồng mới số 1 đi vào đường nội bộ của khu đất và đến các trạm cắt 35KV và các TBA đèn đường 50KVA theo thứ tự mạch vòng dẫn ra đấu lên ĐDK-35KV hiện có tại vị trí cột trồng mới số 2 . Tổng chiều dài tuyến cáp ngầm cao thế của toà n khu là 9.045m. Tại 2 vị trí cột dựng mới mỗi vị trí lắp 1 bộ cầu dao phụ tải 35KV-630A-16KA/s và 1 bộ chống sét van 35KV sau dao đầu cáp.

B/ * Thiết kế Trạm biến áp

B.1 Thiết kế TBA chiếu sáng đèn đường 50KVA Trạm biến áp được thiết kế theo tiêu chuẩn trạm Kios hợp bộ đặt với công suất 50KVA-35(22) ± 2x2,5%/0.4KV, có kích thước D3360xR2120xC2500 mm (dài, rộng, cao) và được bố trí thành 03 ngăn: Ngăn trung thế+ ngăn MBA+ ngăn hạ thế. Khung trạm làm bằng tôn 2mm 3mm lốc cuộn trên máy tự động CNC, vỏ trạm lằm bằng tôn 2mm - 3mm bố trí hai lớp có lớp chống nóng ở giữa. Mái được lằm bằng tôn 2mm- 3mm, bố trí kiểu hai mái hai lớp, có lớp chống nóng. Toàn bộ khung và vỏ tủ được sơn tĩnh điện mầu nghi sáng, được thiết kế đáp ứng điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam.

Bố trí thiết bị trạm:

B.2 Thiết kế TBA khu đất BQL dự án 250KVA Trạm biến áp được thiết kế theo tiêu chuẩn trạm Kios hợp bộ đặt với công suất ± 250KVA-35(22) 2x2,5%/0.4KV, có kích thước D3500xR2120x C2500 mm (dà i, rộng, cao) và được bố trí thành 03 ngăn:

Ngăn trung thế+ ngăn MBA+ ngăn hạ thế. Khung trạm làm bằng tôn 2mm - 3mm lốc cuộntrên máy tự động CNC, vỏ trạm lằm bằng tôn 2mm -3mm bố trí hai lớp có lớp chống nóng ở giữa. Mái được lằm bằng tôn 2mm đến 3mm, bố trí kiểu hai mái hai

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Cty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w