MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 47 - 49)

Theo đánh giá mặc dù thời gian qua, Nhà nước đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp bằng cách mở rộng các loại tài sản có thể dùng để thế chấp, tuy nhiên, điều này cũng chưa giải quyết

được cơ bản tình trạng thiếu vốn, thiếu nguồn tín dụng từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tình trạng phổ biến là có khoảng 35-45% doanh nghiệp tin tưởng nộp hồ sơ vay vốn thường xuyên nhưng 19% gặp khó khăn và đã bị từ chối. Số doanh nghiệp còn lại cũng có nhu cầu vay không thường xuyên, nhưng một số cũng gặp trở ngại trong thủ tục tiếp cận và nâng tỷ lệ gặp khó khăn tín dụng lên mức 26,5%. Ngoài ra, số doanh nghiệp thuộc nhóm không nộp hồ sơ một phần cũng gặp trở ngại như thiếu tài sản thế chấp thích hợp, nhận thức quá trình vay vốn quá khó khăn hoặc do tỷ lệ lãi suất quá cao. Trong số các doanh nghiệp được vay thương mại, 69% các khoản vay từ các ngân hàng thương mại Nhà nước, mức vay ở khu vực thành thị trung bình là 52.500 USD so với 12.171 USD ở khu vực nông thôn, trong khi các doanh nghiệp nông thôn trả mức lãi suất trung bình 0,989%/tháng so với mức 0,897%/tháng ở khu vực thành thị. Khoảng 82% doanh nghiệp có thế chấp cho khoản vay chính thức quan trọng nhất và ở nông thôn 62% sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp so với 30% ở thành thị. Về tín dụng phi chính thức, theo đánh giá thị trường này đang khá phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện mới có khoảng 50% doanh nghiệp gặp trở ngại tín dụng thông thường tiếp cận với các các khoản vay phi chính thức. Theo khảo sát, quy mô tín khoản vay phi chính thức và lãi suất trung bình thấp hơn so với các khoản vay chính thức. Các khoản vay phi chính thức có quy mô bằng khoảng 1/3 khoản vay chính thức nhưng doanh nghiệp không phải trả lãi suất cho khoảng 50% khoản vay này, nguyên nhân là 2/3 khoản vay là từ bạn bè và người thân. Hơn nữa, các khoản vay phi chính thức rất ít phải thế chấp, trong khi 90% khoản vay chính thức cần phải có tài sản thế chấp. Theo các chuyên gia, việc khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cả trên thị trường chính thức và phi chính thức tiếp tục sẽ là trở ngại lớn của doanh nghiệp nếu Chính

phủ chậm tiến hành các giải pháp đồng bộ để thiết lập một môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy tín dụng chính thức cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, cần chuyển từ chính sách tập trung cho kinh tế hộ gia đình sang hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng lên quy mô lớn hơn cũng như thiết lập nhiều hơn các tổ chức đánh giá tín dụng để tăng cường tính minh bạch và tạo ra tốc độ tăng trưởng của hệ thống phân bổ tín dụng chính thức. Ngoài ra, cũng qua khảo sát, đa số doanh nghiệp loại nhỏ và vừa hiện không coi thuế là một gánh nặng lớn. Bảng thống kê cho biết, số tiền thuế trung bình chiếm 2,63% tổng doanh thu và 14% doanh nghiệp có nhiều khoản thuế không nộp. Tuy nhiên, kết quả về tình trạng doanh nghiệp có các khoản chi không chính thức lại khá cao, nhiều nơi tạo thành một hình thức "thuế gián tiếp". 41% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã có hành vi đưa tiền và các khoản khác cho các cơ quan công quyền, mặc dù số tiền này tương đối ít so với tổng doanh thu (trung bình chỉ chiếm 0,5%). Trong đó, 1/3 số trường hợp là để tiếp cận các dịch vụ công dễ dàng hơn, 16% là để có điều kiện ưu đãi hơn trong đấu thầu một hợp đồng của Nhà nước. Tuy nhiên, theo đánh giá điều này không có nghĩa sẽ ít ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp vận hành kinh doanh mà theo quan điểm của doanh nghiệp, đây là sự cần thiết để hoàn tất công việc và để "nắm bắt cơ hội trong ngày". Do vậy, dưới đây là một số kiến nghị với chính phủ cũng như một số cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng trong việc cấp vốn vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w