Thời kỳ từ 1945 đến 1954

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản về đất đai VN (Trang 45 - 46)

I. Tổng quan về tình hình quản lý đất đai của Việt Nam

2. Thời kỳ từ 1945 đến 1954

- Sau cách mạng tháng 8 (1945) thành công, Nhà nớc Việt Nam độc lập gặp muôn vàn khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra khẩu hiệu: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Biện pháp đầu tiên để khắc phục nạn đói và góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội là: khai hoang, cải tạo đất, mở rộng diện tích, trồng cây lơng thực và các loại cây trồng khác. Đây có thể coi là chính sách đất đai đầu tiên của Nhà nớc Việt Nam độc lập. Để triển khai các chính sách về đất đai, tổ chức quản lý đất đai đầu tiên đã đợc hình thành.

- Ngày 2 tháng 2 năm 1947 Nhà nớc tổ chức ra các Ty, Sở Địa chính trực thuộc Bộ Canh nông. Nhiệm vụ trọng tâm lúc này nắm lại đất hoang hoá để sản xuất cứu đói.

- Ngày 18 tháng 6 năm 1949 thành lập Nha Địa chính trực thuộc Bộ Tài chính. Nhiệm vụ chủ yếu là nắm tình hình ruộng đất để thu thuế nông nghiệp phục vụ kháng chiến. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nhà nớc ta đã ban hành một số chính sách đất đai quan trọng nh:

+ Chính sách giảm tô;

+ Chính sách cải cách ruộng đất, thực hiện ngời cày có ruộng; + Chính sách thuế nông nghiệp;

Những chính sách này đã làm cho nông dân phấn khởi, nỗ lực sản xuất ra nhiều lơng thực đóng góp cho kháng chiến. Những địa chủ yêu nớc cũng tự nguyện giảm tô, hiến ruộng đất và đóng góp thuế nông nghiệp.

- Năm 1953 trong lúc cuộc kháng chiến đang trên đà thắng lợi, Nhà nớc ta tiến hành cuộc cải cách ruộng đất nhằm xoá bỏ giai cấp địa chủ, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phong kiến chia cho dân cày. Đây là chính sách đúng đắn mang tính cách mạng về đất đai. Tuy nhiên, sự yếu kém trong tổ chức triển khai đã dẫn đến một số sai lầm, gây nên những tổn thất đáng kể.

Nhìn chung lại chính sách đất đai của thời kỳ này chủ yếu nhằm mục đích xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến và phát triển sản xuất nông nghiệp với hai nội dung: Mở rộng diện tích đất đai và bảo vệ quyền lợi của nông dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản về đất đai VN (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w