Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản về đất đai VN (Trang 79 - 89)

II. Yêu cầu hoàn thiện

b. Nhóm giải pháp vi mô

- Trong mô hình tổ chức quản lý đất đai hiện nay của Tổng cục Địa chính về đại thể hình thành bởi 3 khối: Khối cơ quan nhà nớc, khối đơn vị sự nghiệp, khối sản xuất kinh doanh, theo đó ở các sở địa chính cũng có loại hình tơng tự, về lâu dài cần tách các đơn vị kinh doanh theo một hệ thống riêng không nằm trong mô hình tổ chức nh hiện nay. Cơ quan Địa chính Trung ơng chủ yếu quản lý Nhà nớc đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị có liên quan đến nội dung quản lý của mình.

Việc quản lý tập trung hay phân cấp - phân quyền cho địa phơng cũng cần phải dựa trên hiệu lực - hiệu quả của quản lý. Nói chung về lâu dài, cơ quan Địa chính Trung ơng chỉ nên tập trung vào những chức năng, nhiệm vụ có tính chiến lợc, hàm lợng chất xám cao, tầm nhìn rộng với những trách nhiệm và thẩm quyền rõ ràng.

- Việc sử dụng đất gắn liền với địa bàn cơ sở (xã), vì vậy cần nhìn rõ trách nhiệm và tăng cờng quyền lực cho UBND xã (chủ tịch) đồng thời tăng c- ờng bồi dỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính xã (phấn đấu đạt trình độ trung cấp và cao hơn).

- Xây dựng một tổ chức - một đội ngũ cán bộ đủ năng lực để làm công tác quy hoạch sử dụng đất (nhất là ở cấp tỉnh). Khẳng định bằng pháp luật về trách nhiệm trực tiếp của cơ quan địa chính trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giáo đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyến sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, vi phạm Luật đất đai.

- Xác định rõ chế định pháp luật và biện pháp tổ chức để quản lý đất đai trong quản lý thị trờng bất động sản bao gồm các việc hoàn chỉnh các chế định về thế chấp giá trị quyền sử dụng để vay vốn sao cho vừa thuận tiện cho ngời vay, đồng thời bảo đảm lợi ích của ngời cho vay.

- Xác định một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến việc định giá đất, điều chỉnh giá đất, làm cho giá này luôn luôn phù hợp với thực tế, định ra phơng thức áp dụng giá đất trên nguyên tắc vừa đảm bảo lợi ích chính đáng của ngời sử dụng đất, vừa đảm bảo lợi ích của xã hội, tạo thuận lợi cho việc tổ chức quản lý đất đai.

- Kiện toàn tổ chức thanh tra địa chính.

- Cán bộ địa chính xã có vị trí quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nớc về đất đai. Mọi vấn đề xảy ra trong quan hệ về đất đai đều bắt nguồn từ cơ sở và mội sự giải quyết cuối cùng đều kết thúc ở cơ sở. Vì vậy ngời cán bộ Địa chính xã ngoài yêu cầu phải có hiểu biết về pháp luật, chủ trơng chính sách của Đảng, Nhà nớc; hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, còn phải am hiểu tình hình địa phơng và phảđợc ổn định lâu dài. Trong thực tế hiện nay cán bộ Địa chính xã thờng phải kiêm nhiệm nhiều việc và thờng xuyên phải thay đổi, không ổn định lâu dài do nhiều nguyên nhân, nhất là sau mỗi nhiệm kỳ Hội đồng Nhân dân xã.

Vì vậy việc đặt cán bộ Địa chính xã trực thuộc phòng Địa chính huyện quản lý và trả lơng là cần thiết. Về chế độ chính sách, đề nghị có chế độ thâm niên đối với cán bộ Địa chính xã để khuyến khích họ yên tâm công tác.

- Cần thiết lập một hệ thống thông tin lu trữ thông suốt từ Trung ơng đến địa phơng và đảm bảo cho hệ thống này hoạt động liên tục, đồng thời chuẩn hoá công tác này ở từng cấp trên cả 3 mặt: lu trữ, quản lý, sử dụng thông tin theo h- ớng hiện đại hoá.

- Để trong thời gian tới, cán bộ ở Tổng cục Địa chính cũng nh các địa ph- ơng có số lợng lớn cán bộ đợc đào tạo đại học chính quy thì từ bây giờ Tổng

cục cũng nh các địa phơng cần tạo điều kiện cho những sinh viên tốt nghiệp ra trờng đợc làm việc và khẳng định mình bằng cách: tuỳ theo điều kiện có thể của cơ quan mà nhận một số sinh viên về thực tập và cho họ đợc làm việc. Trong quá trình thực tập sẽ phát hiện đợc một số có năng lực thực sự rồi sau đó cho những sinh viên này làm hợp đồng để tiếp tục thử thách, nếu đạt kết quả tốt thì nên nhận họ vào làm việc để tạo cho đội ngũ cán bộ có chuyên môn và năng lực thực sự ngày một tăng thêm nh thế thì hiệu quả công việc chắc sẽ đạt cao hơn. Nh thế thuận lợi cho cả cơ quan và cả ngời lao động, bởi vì cơ quan sẽ không bỏ sót tài năng còn ngời lao động có cơ hội khẳng định mình và có việc làm.

- Bây giờ và trong những năm tới thì Tổng cục Địa chính cũng nh các địa phơng cần phải cho những cán bộ có chuyên môn đi đào tạo nâng cao để theo kịp với công nghệ mới. Bên cạnh đó, đối với những cán bộ cha đợc đào tạo qua chuyên môn của ngành thì cho đi đào tạo lại nhằm nâng cao khả năng làm việc của họ đối với ngành.

3. Một số kiến nghị

- Chính phủ cần phải nâng Tổng cục Địa chính lên thành một cơ quan của Chính phủ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn của một cơ quan của Chính phủ.

- Chính phủ cũng nh ngành cần có chế độ hỗ trợ cho những cán bộ làm việc ở vùng sâu, vùng xa nơi mà điều kiện đi lại còn khó khăn và cơ sở hạ tầng cha cao, để cho họ yên tâm công tác. Đối với cán bộ Địa chính xã, họ cần phải đợc hởng chế chế độ của công chức Nhà nớc và có chế độ thâm niên công tác để họ yên tâm công tác vì đây là một trong những cấp rất quan trọng trong bộ máy quản lý đất đai.

- Bộ Giáo dục đào tạo cần phối hợp với các trờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trong cả nớc để thống nhất chơng trình đào tạo, hệ thống sách giáo khoa, những môn học bắt buộc.

Từ những giải pháp và kiến nghị trên đây tôi xin đa ra mô hình tổ chức bộ máy quản lý đất đai Việt Nam mới để thảo luận nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai Việt Nam trong thời gian tới:

Cấp Trung ơng

Thành lập Bộ Địa chính trên cơ sở Tổng cục Địa chính hiện nay có điều chỉnh và bổ sung một số chức năng mới.

Chức năng : Quản lý thống nhất về đất đai, nhà và các công trình trên đất, quy hoạch và bất động sản trên phạm vi cả nớc.

Nhiệm vụ của Bộ địa chính :

- Cơ quan quản lý đất đai Trung ơng phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

* Chuẩn bị các phơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên đất đai trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, phê duyệt, chịu trách nhiệm trớc Chính phủ, Quốc hội về tổ chức thực hiện các phơng án đó

* Quản lý hệ thống địa giới hành chính Nhà nớc.

* Tổ chức đăng ký bất động sản khơi nguồn thu ngân sách mở đờng cho thị trờng bất động sản phát triển và đợc vận hành lành mạnh.

* Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật đất đai, tạo điều kiện xây dựng Bộ Luật đất đai Việt Nam.

* Tổ chức triển khai các nội dung quản lý Nhà nớc về tài nguyên đất với t cách là một cơ quan đầu não (quyết định và tổ chức thực hiện) và trung tâm điều hành (liên ngành) chịu trách nhiệm thống nhất quản lý tài nguyên đất đai quốc gia.

+ Xây dựng bộ luật đất đai của Việt Nam để trình Quốc hội thông qua và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy thi hành Bộ luật đất đai;

+ Tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung quản lý Nhà nớc về đất đai với t cách là một cơ quan đầu não (quyết định và tổ chức thực hiện) và trung tâm điều hành (liên ngành) chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nớc về đất đai;

+ Quản lý địa giới hành chính các cấp;

+ Chuẩn bị các phơng án quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các loại đất trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền; Chịu trách nhiệm tr- ớc Chính phủ, Quốc hội về tổ chức thực hiện các phơng án đó.

+ Quản lý, t vấn và dịch vụ kinh doanh bất động sản. + Tổ chức và dịch vụ thông tin đất đai trong cả nớc. Cơ cấu tổ chức :

- Lãnh đạo : Bộ trởng và các Thứ trởng. - Khối quản lý nhà nớc:

+ Vụ đo đạc và bản đồ, + Vụ pháp chế đất đai,

+ Vụ đăng ký - thống kê,

+ Vụ lãnh thổ và địa giới hành chính, + Vụ quy hoạch và kế hoạch SDĐ,

+ Các vụ quản lý khác (Văn phòng, TCCB, Khoa học, Hợp tác quốc tế, Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra).

- Khối sự nghiệp kinh tế, khoa học, kỹ thuật, dịch vụ : + Đo đạc, lập bản đồ địa chính;

+Quy hoạch sử dụng đất đai;

+ Đăng ký thống kê và hồ sơ đất đai; + Thông tin đất đai;

+ Bất động sản;

+ Nghiên cứu khoa học về địa chính; + Đào tạo.

Nhiệm vụ của các đơn vị:

Khối quản lý:

+ Vụ đo đạc và bản đồ: quản lý công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính; xây dựng kế hoạch đo đạc và lập bản đồ địa chính, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra kỹ thuật công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính.

+Vụ pháp chế đất đai: tổ chức xây dựng bộ luật đất đai và các chính sách đất đai, nghiên cứu, xây dựng các văn bản hớng dẫn thi hành Bộ luật đất đai. Theo dõi, quản lý việc thực hiện Bộ luật đất đai và các chính sách đất đai.

+ Vụ lãnh thổ và địa giới hành chính: tham gia phân định biên giới quốc gia; tổ chức phân định ranh giới hành chính các cấp; chỉ đạo quản lý mốc biên giới quốc gia và mốc ranh giới hành chính các cấp; chỉ đạo giải quyết tranh chấp về ranh giới hành chính các cấp.

+ Vụ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt; tổ chức thực hiện các phơng án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra việc sử dụng đất hợp lý và sử dụng đất theo quy hoạch.

+ Vụ đăng ký - thống kê: quản lý việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; thống kê đất đai; quản lý kinh doanh bất động sản.

+ Thanh tra: thanh tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai; giải quyết các đơn th khiếu tố.

Khối sự nghiệp:

Khối sự nghiệp bao gồm những đơn vị sự nghiệp, hoạt động bằng nguồn vốn sự nghiệp Nhà nớc và “có thu” hoặc “lấy thu bù chi”.

+ Nghiên cứu khoa học về Địa chính: nghiên cứu khoa học, kết hợp với đào tạo cán bộ trên đại học; xây dựng tiêu chuẩn ngành, tham gia xây dựng Bộ luật đất đai và các dự án đòi hỏi quá trình nghiên cứu thử nghiệm. Có thể thành lập Học viện Địa chính.

+Đào tạo cán bộ địa chính : đào tạo cán bộ Địa chính bậc Cao đẳng và đại học tại các trờng Cao đẳng và đại học.

+Trung tâm t liệu và hồ sơ Địa chính : quản lý tài liệu gốc về : đo đạc, bản đồ Địa chính, hồ sơ đăng ký đất đai, hồ sơ giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, bản đồ và hồ sơ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Khối sản xuất - kinh doanh

Khối sản xuất - kinh doanh là những công ty (doanh nghiệp) nhà nớc, hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh doanh.

Nhiệm vụ chính của những công ty này là thực hiện các nhiệm vụ do nhà nớc giao cho ngành Địa chính. Ngoài ra các công ty đợc phép ký hợp đồng với các cơ quan, tổ chức và cá nhân về các công việc có liên quan đến nhiệm vụ của ngành Địa chính.

Cơ chế hạch toán kinh doanh và mục tiêu phục vụ rộng rãi mọi đối tợng trong xã hội, công khai hồ sơ và thông tin đất đai là phù hợp với một xã hội phát triển kinh tế thị trờng, có nền kinh tế phát triển mạnh, hoạt động đất đai luôn luôn biến động. Những công ty này đặt dới sự chỉ đạo của Bộ Địa chính nhằm đảo bảo vai trò quản lý của Nhà nớc và đề cao các mục tiêu của Nhà nớc. Cụ thể nên tổ chức hai loại công ty nh sau:

+ Công ty đo đạc, bản đồ và quy hoạch,

+ Công ty t vấn, dịch vụ thông tin đất đai và bất động sản.

Cấp địa ph ơng

- Sở Địa chính (sở Địa chính - Nhà đất) tại mỗi tỉnh là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn - nghiệp vụ của Tổng cục Địa chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nớc về đất đai và nhà ở trên địa bàn tỉnh.

- Nhiệm vụ của sở:

+ Quản lý và triển khai tác vụ thi hành Bộ luật đất đai trong toàn tỉnh; (Quản lý và triển khai tác vụ thi hành Pháp lệnh về nhà ở trong toàn tỉnh) + Quản lý địa giới hành chính toàn tỉnh;

+ Chuẩn bị các phơng án quy hoạch, kế hoạch, sử dụng tất cả các loại đất thuộc tỉnh trình Bộ Địa chính và UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trớc Bộ Địa chính và UBND tỉnh về tổ chức thực hiện các phơng án đó;

+ Thanh tra và xử lý việc thi hành các điều khoản của Bộ luật đất đai; + Tổ chức công tác đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính;

+ Thực hiện giao đất, thu hồi đất theo thẩm quyền;

+ Quản lý hồ sơ đo đạc, bản đồ, đăng ký đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo phân cấp;

+ Chỉ đạo và quản lý công tác địa chính ở cấp huyện.

Cấp huyện: thành lập Phòng Địa chính huyện hoặc Phòng Địa chính -

Nhà đất.

- Phòng Địa chính là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn - nghiệp vụ của Sở Địa chính tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nớc về đất đai và nhà ở trên địa bàn huyện.

- Nhiệm vụ của Phòng Địa chính :

+ Quản lý và triển khai tác vụ thi hành Bộ luật đất đai trong toàn huyện; (Quản lý và triển khai tác vụ thi hành Pháp lệnh về nhà ở trong toàn huyện)

+ Quản lý địa giới hành chính toàn huyện;

+ Thanh tra và xử lý việc thi hành các điều khoản của Bộ luật đất đai; + Thực hiện giao đất, thu hồi đất theo thẩm quyền;

+ Quản lý hồ sơ đo đạc, bản đồ, đăng ký đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo phân cấp;

+ Thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục chuyển đổi, chuyển nhợng, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất; Đồng thời thu các khoản thuế và lệ phí về đất;

+ Thống kê đất đai;

+ Chỉ đạo và quản lý công tác địa chính ở cấp xã.

Cấp xã:

- Có 1 cán bộ địa chính, là viên chức nhà nớc, trực thuộc sự quản lý của Phòng Địa chính huyện.

- Nhiệm vụ:

+ Kiểm tra hồ sơ của dân trong xã để trình huyện: thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục chuyển đổi, chuyển nhợng, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất; thực hiện giao đất, thu hồi đất theo thẩm quyền.

+ Quản lý mốc địa giới hành chính và mốc ranh giới đất đai thuộc xã. + Quản lý Bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính thuộc xã.

+ Giải quyết tranh chấp đất đai, hớng dẫn thi hành Bộ luật đất đai.

Kết luận

Bộ máy quản lý đất đai là thành phần không thể thiếu đợc trong hệ thống quản lý Nhà nớc của mỗi Quốc gia. Bộ máy quản lý đất đai đợc tổ chức tốt và

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản về đất đai VN (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w