Phơng hớng phát triển hạ tầng đờng biển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng Giao thông vận tải ở Việt nam (Trang 81 - 83)

I. Phơng hớng đầu t xây dựng KCHTGTVT từ năm 2005 đến năm 2010

3. Phơng hớng phát triển hạ tầng đờng biển

Mục tiêu của ngành GTVT đờng biển đến năm 2010 là đồng bộ và hiện đại hoá xây dựng hệ thống cảng biển, sớm hình thành cảng trung chuyển quốc tế có sức hấp dẫn tới khu vực Đông Nam á và Đông Bắc á cho tàu cỡ 10-30 vạn DWT. Tập trung vốn đầu t xây dựng các cảng nớc sâu, đầu mối giao lu hàng hải quốc tế cho tàu 3-15 vạn tấn DWT. Cải tạo nâng cấp hệ thống cảng nội địa. Hiện đại hoá công nghệ bốc xếp để năng lực thông qua cảng đạt 170 - 200 triệu tấn năm 2010. Phơng hớng cụ thể:

Cụm cảng phía Bắc:

- Hoàn thành xây dựng cảng Cái Lân cho tàu 3-5 vạn tấn có trang bị kỹ thuật, công nghệ đồng bộ và hiện đại với năng lực thông qua 21 - 30 triệu tấn vào năm 2010.

- Hoàn thành xây dựng cảng Hải Phòng, mở mới luồng vào cảng qua lạch huyện và kênh Cái Tráp cho tàu 1 vạn tấn - tơng ứng với mức độ gia tăng của lợng tàu ra vào với năng năng lực thông qua 15 - 20 triệu vào năm 2010.

- Nghiên cứu xây dựng cảng nớc sâu khu vực Hải Phòng- Quảng Ninh phục vụ giai đoạn từ 2020.

Cụm cảng miền Trung:

- Phát triển cảng Đà Nẵng về lâu dài cho tàu 1,5 vạn DWT, là đầu mối giao l- u sang Lào và Đông Bắc Thái Lan, nơi tiếp chuyển chính cho tàu RORO, Container. Trớc mắt tập trung củng cố, cải tạo và nâng cấp các khu bến hiện có (sông Hàn), hoàn thành xây dựng nâng cấp cảng Tiên Sa do Nhật Bản tài trợ.

- Hoàn thành bến tàu 1 vạn tấn đang làm và xây thêm bến mới ở Quy Nhơn cho tàu đến 2 vạn DWT đa năng lực thông qua cảng lên 2,5-3,0 triệu tấn vào năm 2005 và 3-4 triệu tấn vào năm 2010.

- Hoàn thành nâng cấp cảng Nha Trang với năng lực thông qua 1 triệu tấn. - Nghiên cứu lựa chọn một cảng có đủ điều kiện trở thành đầu mối trung chuyển giao lu hàng hải quốc tế trong khu vực tại Văn phòng Khánh Hòa.

Cụm cảng miền Nam:

- Tiếp tục đầu t trang thiết bị bốc xếp cho cảng Sài Gòn; hoàn thành các bến ở khu Tân Thuận; Bến Nghé hình thành đầu mối mới container năng lực 500 ngàn TEU (hơn 5 triệu tấn hàng); hoàn thành nâng cấp Tân Cảng; nâng cấp luồng sông, tăng cờng thiết bị dẫn luồng; làm đờng Nhà Bè - Bình Chánh để giải quyết vớng mắc cho các hành lang ra vào cảng đa năng lực thông qua cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh 25-30 triệu tấn năm 2010; nghiên cứu di chuyển cảng Sài Gòn khỏi thành phố về Hiệp Phớc và Cát Lái.

- Từng bớc hình thành cụm cảng nớc sâu cho tàu 2-6 vạn tấn với các bên chuyên dùng, bến "chuyến tàu" ở Bến Đình, Sao Mai (Vũng Tàu) và trên sông Thị Vải Cái Mép để có năng lực thông qua 23-36 triệu tấn năm 2010. Đây sẽ là cụm cảng lớn nhất, có triển vọng phát triển mạnh mẽ, năng động và đa dạng nhất trong cả nớc.

- Nâng cấp luồng Định An vào sông Hậu cho tàu lớn cỡ 1 vạn DWT ra vào. Mở rộng và xây dựng mới các cảng ven sông Mê Công (Long Xuyên, Cần Thơ, Đại Ngải, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Mỹ Tho v.v...) mà trung tâm là Cần Thơ, tạo thành đầu mối giao lu hàng hải ở khu vực ĐBSCL với năng lực thông 10-15 triệu tấn năm 2010.

Các cảng chuyên dùng: Xây dựng cảng du lịch tại Hòn Gai; dời cảng dầu

B12 ở đầu cửa Lục ra khu vực Hòn ác (Nam vịnh Hạ Long), hoàn thành xây dựng cảng công nghiệp hoá dầu tại Vịnh Dung Quất... Cảng tại Nghi Sơn kết hợp với công nghiệp xi măng, làm cảng Thị Vải hoặc Cam Ranh cho Bô xít; củng cố nâng cấp để đổi mới về chất trong cơ sở hạ tầng với các cảng địa phơng; xây dựng cảng ở Côn Đảo, Phú Quốc kết hợp khai thác các loại dịch vụ hàng hải.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng Giao thông vận tải ở Việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w