Thực trạng việc quán triệt đặc điểm thứ năm

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm đó vào công tác quản lý đầu tư (Trang 39 - 40)

b) Đánh giá hiệu quả hoạt động của kết quả đầu tư

2.6Thực trạng việc quán triệt đặc điểm thứ năm

Mặc dù rủi ro là một khái niệm mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết và cũng phải trải qua, doanh nghiệp nào cũng muốn kiểm soát và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh của mình, nhưng không phải tất cả đều nhận diện được các rủi ro đang tồn tại và sẽ xảy ra, cũng như không phải tất cả đều làm được hoặc làm tốt việc kiểm soát cac rủi ro đó.

Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điểm yếu của các doanh nghiệp này đến từ quy mô nhỏ và chưa bài bản trong công tác quản lý và quản trị nói chung. Các doanh nghiệp này thường lệ thuộc vào các cá nhân lãnh đạo, thường là chủ sở hữu , trong việc nhận diện , đánh giá, và ứng phó với rủi ro. Xét về dài hạn, thì dễ dẫn đến thất bại khi vấn đề quản lý rủi ro không được

thay đổi một cách linh hoạt vì lí do quy mô hoạt động và các thay đổi của thị trường vượt quá khả năng kiểm soát của họ

Ở các doanh nghiệp, công ty,nhà nước đã chuyển đổi cổ phần hóa. Các khái niệm về rủi ro kinh doanh và cơ chế kiểm soát là khá mới mẻ. bởi vì trong một thời gian dài họ hoạt động trong co chế bao cấp, việc hoàn thành định mức và chỉ tiêu được giao đôi khi mang tính danh nghĩa, chứ không có tính sống còn với các doanh nghiệp. Có một số doanh nghiệp có tu duy cởi mở đã chủ động áp dụng các lý thuyết và mô hình quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế, nhưng do có sự hạn chế về các cơ chế còn tồn tại cũng như năng lực nội bộ, các áp dụng này vẫn chưa được coi là thực sự hoàn thiện.

Ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp này có lợi thế trong việc có được các mô hình và cơ chế quản lý, kiểm soát rủi ro có sẵn của các công ty, tập đoàn nước ngoài. Họ có điều kiện sử dụng các công cụ quản lý rủi ro một cách thuần thụcvà hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn có những mối quan tâm nhất định liên quan đến việc đảm bảo tuân thủ các quy trình và thủ kiểm soát rủi ro đã đề ra. Sự giám sát và cơ chế báo cáo cho tập đoàn ở nước ngoài không phải lúc nào cũng thực hiện trên quy mô đầy đủ, trpng khi các nhà quản lý doanh nghipệ ở trong nước, dưới áp lực đạt các chỉ tiêu ngắn hạn sẽ bỏ qua hoặc thiếu chú trọng vào một vài bước.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 và quyết định 12/2007/QĐ-BTC và một số văn bản pháp quy khác đã đề cập đến trách nhiệm của hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong việc thiết lập và duy trì cơ chế quản trị doanh nghiệp, hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát rủi ro hiệu quả nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và cổ đông. Tuy nhiên, hướng dẫn và quy định chi tiết về việc triển khai và thực hiện các quy trình này thế nào hoặc ở cấp độ nào thì vẫn chưa đầy đủ.

Chương III: Những giải pháp nhắm tăng cường sự quán triệt những đặc điểm của đâu tư phát triển trong công tác quản lí đầu tư 3.1.Giải pháp nhằm tăng cường quán triệt đặc điểm thứ nhất

Một phần của tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm đó vào công tác quản lý đầu tư (Trang 39 - 40)