Thực trạng công tác giải quyết lao Động, việc là mở việt nam.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp & kiến nghị Giải quyết vấn đề lao động , việc làm ở nông thôn trong thời kỳ CNH - HDH (Trang 41 - 44)

nam.

Trong những năm qua, thực hiện đờng lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà n- ớc nên đã tập trung đợc các nguồn lực to lớn để phát triển nền kinh tế đa thành phần, đa dạng hoá việc làm, thu hút đợc nhiều lao động, đặc biệt là cung cấp lao động có trình độ cao cho các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, giải quyết việc làm cho lao động xã hội thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề, phố nghề, khu vực phi kết cấu...

Năm 1992, Nghị quyết 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trởng (nay là Chính phủ) đợc ban hành, thiết lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm để cho vay vòng (đến nay lên tới 11000 tỷ đồng). Số lao động có việc làm thông qua vay vốn việc làm quốc gia bằng 20-25% tổng số lao động giải quyết việc làm hàng năm. Nguồn vốn này chủ yếu từ ngân sách Nhà nớc, có tác dụng rất lớn để khuyến khích dân tự đầu t vào sản xuất kinh doanh và thu hút nguồn vốn nớc ngoài. Qua thực tế, ngân sách đầu t 1 thì dân đầu t 2-3 lần.

Trong cơ chế thị trờng, quan niệm về việc làm đã có sự thay đổi cơ bản. Bộ luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao động theo một cơ chế mới dựa trên cơ sở tự do hoá sức lao động, giải phóng mọi tiềm năng lao động và nâng cao tính năng động xã hội của lao động; sử dụng tốt hơn năng lực nguồn nhân lực. Thị trờng lao động đã đợc hình

thành và ngày càng phát triển, xoá bỏ hàng rào hành chính; ngời lao động đợc tự do di chuyển và tự tạo việc làm theo pháp luật và sự hớng dẫn của Nhà nớc; cùng với nó là hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm phát triển mạnh (hiện có 128 trung tâm đã đợc cấp giấy phép hoạt động), là cầu nối giữa cung và cầu trên thị trờng lao động... Trong số lao động đợc giải quyết việc làm mới có khoảng 14-16 vạn ngời đợc các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu. Ngoài ra hệ thống trung tâm này còn đào tạo nghề cho 12-14 vạn ngời mỗi năm để họ có cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự hành nghề. Sức lao động đợc giải phóng tạo ra động lực mới để mọi ngời phát triển sản xuất, mở mang việc làm, lao động sáng tạo, có năng suất cao, ngời lao động đợc hởng thụ xứng đáng với giá trị lao động của mình là những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng mở ra khả năng to lớn để mọi ngời giải quyết việc làm cho mình và cho lao động xã hội.

Đặc biệt, ngày 11/7/1998, Thủ tớng Chính phủ đã ký Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chơng trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và nguồn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm dến năm 2000. Những chủ trơng, biện pháp trên tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, góp phần quan trọng làm giảm sức ép về việc làm, nhất là khu vực thành thị.

Kết quả giải quyết việc làm trong 10 năm (1991-2000): • Đã giải quyết việc làm cho 10,4 triệu ngời, trong đó:

- Chơng trình trồng rừng: 1 triệu ngời.

- Chơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm: 2 triệu ngời.

- Chơng trình xoá đói giảm nghèo và tín dụng nông thôn: 4,2 triệu ngời.

- Chơng trình phát triển kinh tế của các doanh nghiệp trong nớc: 1,7 triệu ngời. - Các doanh nghiệp đầu t nớc ngoài: 1 triệu ngời.

- Xuất khẩu lao động: 0,5 triệu ngời.

• Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị còn 6,85%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 68,5%.

• Cơ cấu lao động bớc đầu có chuyển biến tích cực (nông - lâm:68%; Công nghiệp - xây dựng:13%; Dịch vụ: 19%).

Riêng năm 1998, kết quả số lao động đợc giải quyết việc làm là 1,2 triệu ngời thấp hơn so với mức kế hoạch Nhà nớc đặt ra. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh giải quyết việc làm đợc 180.000 ngòi; thành phố Hà Nội 60.000 ngời; thành phố Hải Phòng 35.000 ngời; thành phố Đà Nẵng 25.000 ngời... Đây là một sự cố gắng lớn của cả nớc trong lĩnh vực giải quyết việc làm song vẫn đạt thấp so với mức kế hoạch vì sản xuất kinh doanh trong nớc bị ảnh hởng của cuộc khủng khoảng tiền tệ, tài chính trong khu vực ASEAN và Châu á, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan đến ngoại tệ..., do thiên tai đầu năm, hạn hán ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nên số lao động thu hút chỉ khoảng 1,2 triệu ngời bằng 92,3% mức kế hoạch và bằng 90% so với cùng kỳ năm 1997, lao động phần lớn đợc thu hút vào các khu công nghiệp và khu chế xuất của thành phố và các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dơng. Riêng các trung tâm dịch vụ việc làm cũng giới thiệu việc làm cho 180.000 lao động bằng 15% tổng số lao động đợc giải quyết việc làm của cả nớc. Trong đó, riêng chơng trình quốc gia giải quyết việc làm đã triển khai thực hiện kế hoạch trong 61 tỉnh, thành phố và 9 Hội đoàn thể quần chúng ở Trung ơng với số vốn cho vay phân bổ mới là 32,8 tỷ đồng, vốn thu hồi đạt 414 tỷ đồng, các chơng trình 327, 773 và các chơng trình phát triển xã hội khác cũng đã giải quyết việc làm cho khoảng 25 vạn ngời chiếm 21% trong tổng số lao động đợc giải quyết việc làm của cả nớc. Số lao động đa đi làm việc ở nớc ngoài đạt 15.000 ngời tập trung là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Cô Oét, Lào,... Số lao động đã qua đào tạo cũng tăng đợc gần 1%, từ 12,35 năm 1997 lên 13,3% năm 1998.

Về di dân, Thủ tớng đã ra chỉ thị 660/TTg (năm 1995) về giải quyết di dân tự phát. Công điện 1750 (4/1997) về đình chỉ di dân tự do, Nghị định 51-CP (5/1997) về đăng ký và quản lý hộ khẩu, thể hiện sự quan tâm của Nhà nớc tới vấn đề này. Song đó vẫn chỉ là những giải pháp tình thế nhằm giải quyết hậu quả của một thời kỳ dài buông lỏng. Chúng ta lại đang cần một khung pháp lý, chính sách, những giải pháp thiết thực, cụ thể để giải quyết tận gốc vấn đề tự phát di c .Trong 6 tháng đầu năm 1999, số lao động đợc giải quyết việc làm đạt thấp, chỉ khoảng 45 vạn ngời bằng 38% mức kế hoạch và bằng 105% so với cùng kỳ năm 1998, trong đó: riêng Chơng trình Mục tiêu quốc gia

về việc làm mới triển khai phân bổ kế hoạch cho 61 tỉnh, thành phố và 9 hội đoàn thể quần chung ở Trung ơng. Tính đến 30/5/1999, Kho bạc Nhà nớc đã giải ngân cho 5130 dự án nhỏ vay 155 tỷ dồng, tạo việc làm mới cho 11 vạn lao động.

Qua thực trạng trên cho thấy, mặc dù trong những năm qua nớc ta đã đạt đợc những thành tựu nhất định trong giải quyết việc làm, lao động nhng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong công tác giải quyết việc làm, lao động cụ thể là: quản lý Nhà nớc về giải quyết việc làm còn bất cập. Trong những năm qua, chúng ta đã buông lỏng việc kiểm soát chỉ tiêu việc làm. Các Kế hoạch Nhà nớc, các chơng trình dự án phát triển cha đợc giao chỉ tiêu tạo việc làm mới; cha có giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng tồn đọng lao động cha đợc giải quyết việc làm hàng năm chuyển sang các năm sau và dôi d lao động trong quá trình sắp xếp lại hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp; Các chính sách vĩ mô tạo mở việc làm cha đợc ban hành đồng bộ, nhất là các chính sách về thuế, đất đai, tín dụng, khuyến khích các ngành nghề, lĩnh vực, vùng có khả năng thu hút nhiều lao động nh phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, khôi phục và phát triển làng nghề, phố nghề truyền thống, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực phi kết cấu; cha thiết lập đợc hệ thống thông tin, phân tích biến động lao động trên thị trờng sức lao động; cha tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn đầu t của Nhà nớc cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho chơng trình quốc gia giải quyết việc làm, cho đào tạo nghề... Nh vậy, trong những năm tới, Nhà nớc cần nhanh chóng hoàn thiện những tồn tại trên, đồng thời có những chính sách, những chơng trình, những giải pháp thích hợp để giải quyết việc làm, lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp & kiến nghị Giải quyết vấn đề lao động , việc làm ở nông thôn trong thời kỳ CNH - HDH (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w