Hiện trạng phát triển điện gió tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 52 - 54)

II. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ 2.1 Khái quát về năng lượng gió

2.6.3 Hiện trạng phát triển điện gió tại Việt Nam

Nước ta hiện nay, có 4 nguồn năng lượng tái tạo đang được phát triển phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt là điện mặt trời, thủy điện nhỏ, điện sinh khối và điện gió. Trong đó, thủy điện nhỏ là loại hình năng lượng có chi phí sản xuất thấp nên phát triển mạnh nhất. Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong 287,48 MW điện từ năng lượng tái tạo thì điện gió và điện mặt trời chỉ chiếm chưa đến 1%. Tuy nhiên, theo Quy hoạch Điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 – 2015, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/7/2007, dự kiến tỷ lệ công suất năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 3% vào năm 2015.

Từ năm 1980 trong Chương trình quốc gia về nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới và tái tạo, Viện Năng lượng, Bộ Giao thông Vận tải, Viện Cơ giới Bộ quốc phòng, các Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới của Đại học Bách khoa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và thử nghiệm các tua bin gió cỡ nhỏ từ 150W đến 5kW. Tính đến năm 1999, đã có khoảng 1.000 máy phát điện gió cỡ hộ gia đình (công suất 150W-200W), tập trung ở các tỉnh duyên hải từ Đà Nẵng trở vào phía Nam. Cũng trong năm 1999, nhờ vốn tài trợ của Nhật Bản, tua bin gió công suất 30kW đã được lắp đặt tại xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 2000, một tua bin gió công suất 2kW đã được lắp đặt tại huyện Đắc Hà, tỉnh Kontum. Năm 2002, Viện Năng lượng nghiên cứu và lắp đặt thành công tua bin gió công suất 3,2kW.

Hiện nay tại Việt Nam có một số dự án điện gió quy mô vừa và nhỏ đã và đang được triển khai. Nhà máy phát điện sức gió đầu tiên ở Việt Nam là nhà máy đặt tại huyện đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng. Công suất 800KW với vốn đầu tư 0.87 triệu USD (14 tỉ đồng) vào năm 2004. Như thế, với giá bán điện 0,05USD/kWh (750VNĐ/kWh) thì thời gian hoàn vốn là 7-8 năm. Thực tế cho thấy, mặc dù trong năm 2005, đã có 3 cơn bão lớn, tốc độ gió đều vượt qua cấp 12 nhưng tuabin gió-

phát điện vẫn vận hành an toàn. Nhà máy điện gió thứ 2 của cả nước đặt ở huyện đảo Lý Sơn vận hành bằng sức gió, có kết hợp máy phát điện diesel với tổng công suất 7MW, tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng.

Nhiều dự án điện gió rất lớn với mục tiêu hòa vào lưới điện Quốc gia vẫn đang được xúc tiến. Dự án xây dựng Nhà máy phong điện 3, tại khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 35,7 triệu USD với sản lượng điện hằng năm của nhà máy hoà vào lưới điện quốc gia đạt khoảng 55 triệu kWh. Dự án gió phát điện tại Qui Nhơn có tổng công suất dự kiến 30 MW, do Công ty cổ phần phong điện Phương Mai thực hiện theo phương thức đầu tư BOT. Dự án điện gió tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có công suất 625 kW. Đây là dự án thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở hợp tác với Chính phủ Ấn Độ.

Theo nguồn từ UNFCCC, hiện tại Việt Nam mới có duy nhất một dự án phong điện đã qua quá trình phê duyệt quốc gia và đang tiến hành thủ tục đăng ký với EB là dự án Phong điện 1- Bình Thuận.

Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã được Bộ trình Chính phủ xem xét và phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện. Kế hoạch phát triển nguồn điện đến năm 2010 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam có nêu:

• Chú trọng phát triển thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió ở những vùng xa xôi, hẻo lánh.

• Phát triển, khai thác sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió được đề cập đến trong chính sách phát triển nông thôn, miền núi phục vụ xóa đói, giảm nghèo.

Theo số liệu từ Quy hoạch tổng thế phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam do Bộ Công thương đệ trình lên Chính phủ, được giới thiệu tại hội thảo "Xây dựng khung pháp lý hỗ trợ phát triển năng lượng gió tại Việt Nam" thì từ nay đến 2025, tổng mức hỗ trợ dự kiến cho năng lượng tái tạo tại Việt Nam là 30.903 tỷ đồng. Theo đó, khi khung pháp lý này ra đời, các doanh nghiệp đầu tư vào các nhà máy điện năng lượng tái tạo sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, giấy phép đầu tư và vốn vay. Cụ thể là được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng từ 10-15 năm, miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, thuế tài nguyên. Những biện pháp này đang được Bộ Công

thương từng bước hiện thực hóa qua ký kết với Ngân hàng Thế giới về năng lượng tái tạo hồi đầu tháng 11/2008, qua các khóa đào tạo, hội thảo về năng lượng tái tạo cho các cán bộ quản lý tại các Bộ, ngành và các doanh nghiệp liên quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w