Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng: 1 Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Thực trạng và Một số Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì (Trang 70 - 73)

1. Phân theo loại hình kinh tế: 175 2.005 7

4.2 Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng: 1 Đánh giá chung:

4.2.1 Đánh giá chung:

+ Những kết quả đạt được của ngân hàng trong thời gian qua:

Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Trì đã đạt được sự tăng trưởng ổn định qua nhiều năm. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt so với thời gian trước đây. Từ một chi nhánh tồn đọng nhiều nợ xấu, không đủ lương cho cán bộ nhân viên cho đến nay tại ngân hàng giải quyết được các khoản nợ khoanh, nợ có khả năng mất vốn thông qua việc

đôn đốc thu nợ, xử lí rủi ro các khoản nợ đến hạn, thanh lí tài sản đảm bảo, và sử dụng một phần hỗ trợ của nhà nước trong chính sách thúc đẩy kinh tế địa phương.

- Các chỉ tiêu về huy động vốn và cho vay từng năm đều vượt kế hoạch đề ra đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập.

- Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ và trích lập dự phòng đạt tiêu chuẩn theo Quy định mà NHNN đề ra.

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng rất cao, đóng góp chủ yếu vào thu nhập của ngân hàng. Chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động Marketting với khách hàng, tích cực đẩy mạnh gia tăng doanh thu.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của NHNN trong các hoạt động của ngân hàng. Và thực thi chính sách tín dụng của nhà nước có hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương góp phần CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Cơ sở vật chất được tăng cường, trình độ công nghệ và trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.

- Các hoạt động ngân hàng đa dạng và phong phú, Chi nhánh đang dần đưa vào ứng dụng những sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ hiện chất lượng dịch vụ ngân hàng được cải thiện rõ rệt.

+ Những hạn chế tồn tại cần khắc phục:

- Tổng nguồn vốn tăng chậm, chưa tương xứng với khả năng có thể của địa bàn. Điều này cho thấy công tác huy động vốn vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả cần có. Các hình thức huy động vốn còn chưa thực sự phong phú. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, bằng đồng nội tệ cho nên tính ổn định chưa cao.

- Dư nợ thấp, tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm, dư nợ bình quân trên cán bộ tín dụng thấp hơn so với bình quân toàn ngành.

- Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn còn thấp và đối tượng ưu tiên lại tập trung vào hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cho vay trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng lãi suất cho vay trung và dài hạn lại lớn hơn cho vay ngắn hạn. Việc tăng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn giúp cho ngân hàng mở rộng được quy mô hoạt động tín dụng. Hơn nữa còn giúp cho ngân hàng giữ được các khách hàng quen thuộc và lôi kéo các doanh nghiệp lớn thường được coi có độ an toàn tín dụng cao hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Công tác quản trị nợ còn dựa trên phương pháp định tính là chủ yếu chưa xây dựng được mô hình quản trị rủi ro hiệu quả.

- Chưa thực sự linh hoạt trong chính sách về lãi suất, trong thời gian ngắn lãi suất cho vay của ngân hàng còn chưa bằng lãi suất huy động của các ngân hàng khác, hoạt động thỏa thuận lãi suất còn hạn chế chủ yếu là dựa trên các quy định đề ra.

- Các hoạt động dịch vụ tỷ trọng còn thấp, các sản phẩm mới của một ngân hàng hiện đại chưa phát triển và hoạt động cho vay chưa đa dạng. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng chưa phát huy hết hiệu quả của các loại hình cho vay và và tiện ích mà các dịch vụ mang lại đặc biệt là lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.

- Cán bộ tin dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án lớn, thời gian thẩm định món vay kéo dài. Các dự án lớn tại ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong đó một trong những nguyên nhân trực tiếp là cán bộ tín dụng còn thiếu sự chủ động trong lôi kéo các khách hàng lớn. Sự thiếu chủ động này làm suy giảm thu nhập và khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính của chi nhánh so với các đối thủ khác trong cùng khu vực.

- Thực hiện Marketting chưa mang tính chuyên nghiệp cao và chưa chú trọng đến quảng cáo hình ảnh của Chi nhánh đến với khách hàng.

- Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được tình hình diễn biến số liệu hàng ngày; chưa nắm bắt được luồng tiền vào, tiền ra một cách chắc chắn nên còn hạn chế đến chỉ đạo điều hành. Hoạt động phân tích ngành, phân tích thị trường để xây dựng cơ cấu đầu tư tín dụng còn yếu, chưa xây dựng được chiến lược cụ thể về đầu tư tín dụng cho từng ngành, lĩnh vực kinh tế.

- Công tác hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống khách hàng( IPCAS) giai đoạn II còn chậm nên việc áp dụng các sản phẩm còn chậm, khả năng cạnh tranh thấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và Một số Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w