Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Internet - Đôi điều cần biết docx (Trang 49 - 56)

Thương mại điện tử và nền công nghiệp thông tin là nền tảng tương lai của mọi nền kinh tế. ADSL nói riêng và broadband Internet nói chung khiến thương mại điện tử trở nên khả thi. Các cửa hàng trên mạng có thể được thiết kế với tính tương tác cao hơn, cách trình bày sản phẩm hấp dẫn hơn với người dùng. Loại cửa hàng này dễ thiết kế, dễ bảo quản, giá thành rẻ, kết hợp với khả năng tương tác trực tiếp với người dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các cơ sở lớn hơn trên quy mô toàn cầu.

Nền công nghệ phần mềm của Việtnam sẽ đạt tính cạnh tranh cao hơn với Internet băng thông rộng. Việc phát triển, thăm dò và xâm nhập thị

trường cũng như nhận đơn đặt hàng và giao sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn và kinh tế hơn rất nhiều.

* Điều kiện để lắp đặt ADSL

Điều kiện cơ bản là bạn phải có một đường điện thoại (!) Chi tiết hơn, đường điện thoại đó phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Cách tổng đài dưới 5500 m. Càng gần tổng đài, tốc độ truy cập của bạn càng tăng. Dĩ nhiên nếu nhà cung cấp dịch vụ giới hạn tốc độ thì dù ở đâu bạn cũng chỉ đạt tối đa là tốc độ giới hạn.

Không bị áp dụng công nghệ pair gain. Pair gain là công nghệ kĩ thuật số tách đường cáp điện thoại ra làm hai (ở đây xét pair gain 1+1). Công nghệ này được nhà cung cấp dịch vụ điện thoại hay áp dụng để giảm chi phí trong trường hợp nhà bạn muốn có thêm đường điện thoại. Điểm dở của nó là kết nối Internet quay số sẽ bị giảm một nửa tốc độ (28.8Kbps tối đa so vKhông bị áp dụng công nghệ RIM – Remoted Integrated Multiplexer. Công nghệ này dựa trên đường cáp quang (fibre-optic cable), nhà cung cấp dịch vụ điện thoại dẫn cáp quang đến một khu vực rồi chuyển tín hiệu trên cáp quang thành dịch vụ điện thoại bình thường. RIM rất kinh tế khi lắp đặt điện thoại ở những nơi không có sẵn mạng cáp điện thoại bằng đồng như khu vực ngoại ô mới xây, vùng sâu vùng xa hay hải đảo.

* Trang thiết bị

Nếu đường điện thoại của bạn có thể hỗ trợ ADSL, bạn chỉ cần liên lạc nhà cung cấp dịch vụ là họ sẽ lo phần kết nối bạn vào tổng đài. Nhưng về phần lắp đặt tại nhà thì bạn phải tự làm lấy, nếu thuê dịch vụ thì sẽ rất đắt. Ngay cả việc mua sắm thiết bị có khi cũng nên tự túc, vì nhà cung cấp có thể bán rất đắt. Tự túc mua sắm và lắp đặt thiết bị sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều và hơn nữa bạn làm chủ thiết bị, có thể chuyển qua nhà cung cấp dịch vụ khác dễ dàng hơn (hi vọng Việtnam sẽ có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet trong tương lai). Bạn cứ yên tâm, vì lắp đặt rất dễ dàng, không hề khó hơn việc lắp đặt modem quay số đâu. Tuy nhiên, trước khi mua thiết bị, bạn nên kiểm tra với nhà cung cấp xem thiết bị đó có được họ hỗ trợ không.

Cũng gần giống như kết nối quay số, bạn cần một modem làm trung gian giữa máy tính và đường điện thoại để chuyển đổi giữa tín hiệu và dữ liệu. Có ba loại modem hỗ trợ ADSL.

Modem trên card PCI: loại này tích hợp tất cả trên một card PCI. Giá thành rẻ nhất trong ba loại, nhưng rất khó cài đặt, kén chọn hệ điều hành và không hỗ trợ chia sẻ kết nối đến nhiều máy tính. Nếu bạn tính dùng thêm Linux hay Mac OS X, hay chia sẻ kết nối ADSL với nhiều máy khác, hay là dân overclocker, nên tránh xa loại này.

Modem USB: đây là loại modem lắp ngoài kết nối qua giao tiếp USB 1.1. Giá chỉ hơn loại trước một chút và trông có vẻ dễ lắp đặt. Nhưng thực ra loại này cũng kén hệ điều hành không kém loại kia, cài đặt tương đối khó và không hỗ trợ chia sẻ kết nối. Hơn nữa, tốc độ của USB 1.1 rất thấp (tối đa là 12Mbps nhưng thực tế còn thấp hơn nhiều), không thích hợp với ADSL tốc độ cao, lại dùng nhiều tài nguyên hệ thống. Bạn nên cân nhắc kĩ trước khi chọn USB cho ADSL.

Ethernet modem lắp ngoài: đây là loại phổ biến nhất. Nó dùng giao tiếp ethernet với máy tính qua card mạng 10/100. Ưu điểm là rất dễ lắp đặt, hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành, dễ chia sẻ kết nối. Nhược điểm là giá thành cao hơn các loại khác (có tính cả giá của card mạng). Ethernet ADSL modem có khi được tích hợp thêm một số chức năng như tường lửa (hardware firewall) hay router và hub hay switch lắp trong (giúp bạn chia sẻ kết nối với các máy khác dễ dàng).

Nếu muốn dùng các thiết bị khác như máy điện thoại hay fax trên đường dây mà ADSL dùng, bạn cần một bộ lọc để lọc tín hiệu. Giá thành của nó

rất rẻ và thường được bán kèm modem nếu bạn mua từ nhà cung cấp dịch vụ.

Quy ước đặt tên file trên Internet

Ðối với những người thiết kế trang Web rồi đưa lên Internet thì điều đầu tiên nên biết là quy ước đặt tên file trên Internet như thế nào, để tránh trường hợp các liên kết bị mất hiệu lực khi chuyển file lên server hay chuyển từ server nầy sang server khác.

Lỗi mất liên kết thường xẫy ra nhất khi tạo Website trên máy Windows hay Macintos rồi gởi nó đến server Unix ví Windows và Macintos là 2 hệ điều hành phổ biến nhất cho máy cá nhân còn Unix lại là hệ điều hành phổ biến nhất cho máy server.

Có 1 vài quy ước cần phải theo để phù hợp với cả Windows, Macintos và Unix.

Ðặt tên file theo quy ước Dos 8.3

An toàn nhất là dùng tên file theo quy ước 8.3 (tên file 8 ký tự, phần mở rộng 3 ký tự) và không dùng ký tự đặt biệt nào trừ dấu gạch dưới (td: image_1.htm). Ðây là tên file được nhận diện bởi mọi hệ điều hành đang có.

index.html

Tên file chính hay file đầu tiên của Website nên được đặt là

index.html vì server Unix đòi hỏi file nầy phải có phần mở rộng là html thay vì htm như các trang khác. Các Server Windows và Macintos cũng chấp nhận tên file như vậy làm file chính.

Khi bạn gỏ URL là địa chỉ Website không kèm tên file (td:

lhcomputer.8m.com) tất cả các Server sẽ tự động đi tìm trang web chính có tên index.html nạp cho bạn xem.

Chử hoa và chử thường

Windows và Macintos không quan tâm tới việc phân biệt chử hoa và chử thường trong tên file cũng như trong mã liên kết html. Thí dụ:

Bạn đặt tên file là THINGHIEM.HTM, trong mã liên kết bạn lại gỏ là thinghiem.HTM hay ThiNghiem.Htm đều được, chúng vẫn làm việc y như nhau.

Khi bạn sao chép file, những file có tên giống nhau nhưng khác chử hoa và chử thường sẽ được coi là cùng 1 file và sẽ đè chồng (thay thế) lên nhau.

Nhưng Unix lại phân biệt chính xác chử hoa, chử thường trong tên file và đòi hỏi các liên kết mã html phải chính xác như vậy. Bạn chỉ cần gỏ sai 1 từ thôi thì cả liên kết coi như hỏng. Thí dụ:

Bạn đặt tên file là Thinghiem.htm thì bạn phải gỏ mã lịnh liên kết là Thinghiem.htm (không được sai dù chỉ 1 chử T hay t).

Khi bạn sao chép file, những file trùng tên nhưng khác các ký tự hoa, thường là những file khác nhau và tồn tại độc lập với nhau.

Dấu cách (khoảng trắng) trong tên file

Windows và Macintos cho phép trong tên file có khoảng trắng nhưng Unix thì lại không cho phép nên để tương thích nhiều hệ điều hành, bạn nên đặt tên file không có khoảng trắng (thay bằng các dấu gạch dưới để dể phân biệt). Thí dụ: Nên đặt tên file là "thi_nghiem.htm" thay vì "thi nghiem.htm".

Tải file

Khi dùng các chương trình để tải file lên Internet, bạn cần chú ý là: Có chương trình cho phép bạn chuyển đổi toàn bộ tên file tải lên thành chử thường hay thành chử hoa. Trong quá trình tải file bạn nên chú ý thông báo tên file trong hộp thoại kết quả, nếu thấy tên file hiển thị khác đi thì cần kiểm tra lại tên file gốc và mã liên kết trên ổ đĩa cục bộ.

Link

Một thói quen tốt nên có khi tạo link là dùng toàn bộ chữ thường trong mã liên kết nội bộ (tương đối). Thí dụ: ../andi/ndc.htm. Và tất cả tên file nên đặt theo kiểu chử thường để dể kiểm tra sửa chữa khi có sai lạc. Liên kết tuyệt đối dùng để nối kết sang các website khác, mã liên kết của nó sẽ bao gồm địa chỉ website (URL) và tên file (hay tên file mặc định là index.html). Thí dụ <A HREF =

"http://www.yourname.com/index.html"

Liên kết tương đối sử dụng khi nối kết các file trong cùng 1 website và việc định địa chỉ link tương đối tùy thuộc vào việc theo dõi thư mục và file ở đâu trong mối tương quan với nhau. Nếu dùng liên kết tương đối

cho toàn bộ website, bạn có thể khai thác chúng trên đĩa cứng nội bộ, di chuyển website của bạn qua bất kỳ máy nào hay vật trử tin nào cũng được (các liên kết vẫn có giá trị tiếp tục). Ðể định đường liên kết tương đối bạn cần chú ý 1 số quy ước sau:

Tên file chính

* Tên file chính mặc định cho một địa chỉ liên kết phổ biến nhất là index.html, do đó khi gỏ địa chỉ liên kết bạn có thể không cần gỏ đầy đủ tên file, trình duyệt web cũng tự động đi tìm file nầy cho bạn. Kỹ thuật nầy bạn nên áp dụng khi đặt tên file chính cho các thư mục khác nếu bạn muốn dùng địa chỉ thư mục nầy như một địa chỉ riêng. Thí dụ: Bạn có thể gỏ lhcomputer.8m.com/phanmem (thay vì lhcomputer.8m.com/phanmem/index.html).

Cấu trúc thư mục

Nếu web site của bạn có cấu trúc theo kiểu cây thư mục, mục đích cuả link tương đối là cho trình duyệt biết chổ để

tìm file đó trong tương quan với trang đang xem. Trong đường dẫn bạn phải hướng trình duyệt lên hay xuống tầng cấu trúc thư mục, cho biết tên file đích cũng như tên của bất kỳ thư mục nào giữa file gốc (đang xem) và file đích. Nếu file gốc nằm ở thu mục con, bạn dùng ../ để biểu thị đường dẫn đến 1 bậc cao hơn (nếu 2 bậc là ../../ và..)

Thí dụ theo hình minh họa

Nếu bạn đang ở 1 trang trong thư mục "thinh", muốn link đến 1 trang trong thư mục "tienich" bạn chỉ định nối kết như sau: <A HREF = "../../kho/tienich/filename.htm"> (từ "thinh" trở lên 2 thư mục "99" rồi "ctv", vào thư mục "kho" rồi "tienich" rồi tên file đích).

Nếu bạn muốn link đến 1 file trong cùng thư mục: <A HREF = "filename.htm"> (không cần di chuyển qua thư mục nào cả).

Nếu bạn đang ở thư mục "kho" muốn link đến thư mục "net": <A HREF = "net/filename.htm"> (chỉ đi qua thư mục "net").

Khi gõ địa chỉ một trang Web vào hộp địa chỉ của trình duyệt Web, bạn sẽ thấy xuất hiện một tiếp đầu ngữ là http://./ Còn với địa chỉ để tải file trên Internet, bạn phải cầu viện tới cái “biển chỉ đường”ftp://./ Đây chính là hai giao thức (protocol) chủ chốt của hoạt động trao đổi thông tin trên mạng.

1.HTTP là gì ?

HTTP là chữ viết tắt từ HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản). Nó là giao thức cơ bản mà World Wide Web sử dụng. HTTP xác định cách các thông điệp (các file văn bản, hình ảnh đồ hoạ, âm thanh, video, và các file multimedia khác) được định dạng và truyền tải ra sao, và những hành động nào mà các Web server (máy chủ Web) và các trình duyệt Web (browser) phải làm để đáp ứng các lệnh rất đa dạng. Chẳng hạn, khi bạn gõ một địa chỉ Web URL vào trình duyệt Web, một lệnh HTTP sẽ được gửi tới Web server để ra lệnh và hướng dẫn nó tìm đúng trang Web được yêu cầu và kéo về mở trên trình duyệt Web. Nói nôm na hơn, HTTP là giao thức truyền tải các file từ một Web server vào một trình duyệt Web để người dùng có thể xem một trang Web đang hiện diện trên

Internet.HTTP là một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet).

Có một tiêu chuẩn chính khác cũng điều khiển cách thức World Wide Web làm việc là HTML (HyperText Markup Language, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản), có chức năng quản lý cách thức mà các trang Web được định dạng và hiển thị.

người ta gọi HTTP là một giao thức “phi trạng thái” (stateless) bởi vì mỗi lệnh đều được thực thi một cách độc lập, lệnh sau không biết bất cứ điều gì về các lệnh đã đến trước mình. Đây chính là một hạn chế, khiếm khuyết của HTTP. Nó là nguyên nhân chính của tình trạng rất khó thực thi các trang Web có khả năng phản ứng thông minh đối với lệnh mà người dùng nạp vào. Và sự hạn chế này đang được các nhà phát triển khắc phục trong các công nghệ mới như ActiveX,

Java, JavaScript và cookies.

Phiên bản mới nhất của HTTP là 1.1. So với phiên bản nguyên thủy (HTTP 1.0), phiên bản mới này truyền tải các trang Web nhanh hơn và giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông Web.

Một phần của tài liệu Internet - Đôi điều cần biết docx (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)