Tôi có thể gửi E-mail hoặc đăng bài nặc danh lên Usenet không?

Một phần của tài liệu Internet - Đôi điều cần biết docx (Trang 27 - 28)

không?

Được, bạn có thể sử dụng một anonymous remailer.

Anonymous remailer là một máy tính trên mạng Internet, nơi tiếp nhận các điện văn e-mail và gửi chúng nặc danh. Nó cho phép bạn gửi e- mail hay đăng bài (post article) lên nhóm tin Usenet (Usenet newsgroups)

mà không kê khai địa chỉ e-mail cũng như địa chỉ hồi đáp vì thế không ai biết được điện văn đã do ai gửi.

Anonymous remailer sử dụng rộng rãi nhất đã hoạt động từ nhiều năm nay bởi Johan Helsingius từ một máy tính có địa chỉ anon.penet.fi.

(Nếu bạn vẫn nhớ những khu vực hai ký tự (two letter zones) được dùng trong địa chỉ Internet, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra ngay đây là địa chỉ ở Phần Lan). Helsilgius sử dụng một PC và phần mềm để theo dõi hàng ngàn người sử dụng dịch vụ của ông ta. Nếu bạn đã từng đọc một Usenet newsgroups có thể gây nhiều tranh luận, có lẽ bạn đã từng nhìn thấy các mục tin nặc danh mà người dùng đã đăng tại anon.penet.fi.

Anonymous remailer này, anon.penet.fi. là khá đặc biệt bởi vì nó đưa ra cho bạn một con số hộp thư bưu điện mà bạn có thể sử dụng bất cứ khi nào bạn muốn gửi điện văn; rồi sau đó người khác có thể gửi hồi đáp đến cho bạn bằng cách căn cứ vào con số của bạn. Helsigius nói rằng ông ta tiếp nhận và làm nặc danh cho khoảng 7.000 điện văn mỗi ngày.

Tại sao người ta lại muốn gửi điện văn ẩn danh nhỉ? Một số người có lý do chính đáng - có lẽ họ muốn gửi đến một self-help group (nhóm

tự bảo vệ) dành cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục mà không muốn nói rõ họ tên. Hay cũng có thể họ là những người mật báo nhưng sợ bị trả

thù. Những người khác có lý do thấp hèn hơn - Họ muốn gửi những điện văn có tính chất bôi nhọ người khác mà không muốn bị phát hiện.

Để có thêm thông tin về anony,mous remailers, bạn hãy đọc

alt.privacy và nhóm tin alt.privacy.anon-server.Đối với thông tin của

Johan Hensigius, bạn hãy gửi e-mail đến help@anon.penet.fi.

Câu hỏi hiếm gặp? Có đúng là anon.penet.fi được điều hành bởi cảnh sát Phần Lan không?

Hoàn toàn đúng. Đây là một câu chuyện: Có kẻ đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính tại Church of Scientology ở Los Angeles (chúng tôi không bịa ra chuyện này đâu) và đã đánh cắp đi một vài tập tin đã được bảo mật, thế rồi tên kẻ cắp ấy lại đăng nặc danh (thông qua anon.penet.fi) những tập tin này lên nhóm tin Usenet alt.religion.scientology, gây ra nhiều bất lợi cho Church of Scientology. Johan Helsingius đã từ chối cung cấp danh tánh của kẻ đã đăng điện văn nặc danh - Helsingius coi việc bảo vệ sự nặc danh cho khách hàng là trách nhiệm của ông đối với cộng đồng Internet.

Tuy nhiên, Church of Scientology đã quyết định giải trình vụ việc này với cảnh sát và đã có được một lệnh khám xét của cảnh sát Phần Lan để kiểm tra máy tính của Helsingius. Khi cảnh sát gõ cửa nhà Helsingius vào tháng 2 năm 1995, ông ta đã làm sửng sốt cả cộng đồng Internet bằng việc chuyển giao tông tích của những điện văn phản khoa học đó.

Helsingius biện hộ rằng nếu ông ta không làm việc đó, cảnh sát đã tịch thu các máy tính của ông và quyết định chúng là thủ phạm nặc danh rồi. Helsingius vẫn tiếp tục cho chạy anonymous remailer anon.penet.fi của ông, nhưng cộng đồng Internet không còn tin tưởng vào vai trò của ông như một người giữ gìn bí mật cho họ nữa. Nhưng người sử dụng dịch vụ nặc danh của ông hẳn vẫn được bảo mật nếu như họ không làm bất cứ việc gì phạm pháp - Cuối cùng, Helsingius mới khai ra tông tích của thủ phạm chỉ để đáp ứng đòi hỏi của cảnh sát.

Một phần của tài liệu Internet - Đôi điều cần biết docx (Trang 27 - 28)