Trình tự gia công các bề mặt chủ yếu của hộp

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ chế tạo máy - lưu đức bình (Trang 127)

- Mặt trong đối xứng:

b) Trình tự gia công các bề mặt chủ yếu của hộp

Quá trình công nghệ gia công chi tiết dạng hộp gồm hai giai đoạn chính sau: * Gia công mặt phẳng chuẩn và các lõ chuẩn để làm chuẩn thống nhất. * Dùng chuẩn thống nhất ở trên để làm chuẩn định vị gia công các bề mặt còn lại nh−:

- Gia công các mặt phẳng còn lại.

- Gia công thô và bán tinh các lỗ lắp ghép.

- Gia công các lỗ không chính xác dùng để kẹp chặt. - Gia công chính xác các lỗ lắp ghép.

- Tổng kiểm tra.

8.1.5- Biện pháp công nghệ thực hiện các nguyên công chính a) Gia công mặt chuẩn

Mặt chuẩn để gia công chi tiết dạng hộp gồm một mặt phẳng và hai lỗ chuẩn.

* Gia công mặt phẳng chuẩn

Với hộp có kích th−ớc khác nhau và sản l−ợng ít, ta có thể dùng máy phay hay bào vạn năng để gia công.

Nếu các hộp cỡ lớn có bề mặt chuẩn vuông hoặc gần tròn, có thể gia công trên máy tiện đứng; còn hộp cỡ nhỏ thì ngoài bào và phay, ta còn có thể gia công trên máy tiện vạn năng bằng cách dùng mâm cặp 4 chấu để định vị hoặc dùng đồ gá chuyên dùng.

Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, với hộp cỡ lớn hoặc trung bình, gia công mặt phẳng chuẩn đ−ợc thực hiện trên máy nhiều trục hoặc máy có bàn quay; với hộp cỡ nhỏ có thể dùng chuốt mặt phẳng hoặc máy tổ hợp hay máy chuyên dùng.

* Gia công hai lỗ chuẩn

Nếu sản xuất hàng loạt lớn hoặc hàng khối nên dùng máy nhiều trục chuyên dùng. Chú ý rằng khi gia công hai lỗ chuẩn này phải lần l−ợt tiến hành khoan, khoét, doa trong một lần gá và phải dùng bạc dẫn h−ớng để đảm bảo đạt đ−ợc độ nhám bề mặt và độ chính xác của bản thân lỗ cũng nh− đảm bảo khoảng cách tâm hai lỗ nằm trong phạm vi dung sai cho phép.

Nếu sản l−ợng nhỏ, có thể gia công bằng cách lấy dấu và thực hiện trên máy khoan đứng. Với hộp lớn, có thể gia công hai lỗ chuẩn trên máy doa ngang.

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ chế tạo máy - lưu đức bình (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)