II. Nguồn vốn ODAvà công tác xoá đói giảm nghèo
1. Khuôn khổ pháp lý của việc thu hút và sử dụng vốn ODA
Nhận thức rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bên ngoài, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng công tác quản lý và sử dụng nguồn lực này. Ngay từ hội nghị đầu tiên các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (tháng 11 năm 1993), Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố quan điểm của mình về vấn đề quản lý và sử dụng ODA “Điều quan trọng là nguồn vốn từ bên ngoài phải sử dụng có hiệu quả, Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và sử dụng vay, viện trợ nớc ngoài với nhận thức sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam là ngời gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không đợc sử dụng có hiệu quả”. Trớc năm 1993, việc quản lý và sử dụng ODA đợc điều tiết bởi từng quyết định riêng lẻ của Chính phủ đối với từng chơng trình, dự án ODA và từng nhà tài trợ cụ thể. Để quản lý vay và trả nợ nớc ngoài một cách có hệ thống, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/CP ngày 30 – 8 – 1993 về quản lý và trả nợ nớc ngoài, Nghị định số 20/CP ngày 20 – 4 –1994 về quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA. Đây là hai văn bản pháp lý cao nhất của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nợ nớc ngoài nói chung và ODA nói riêng.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và yêu cầu đổi mới quản lý năm 1997 – 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 87/1997/NĐ-CP này 5 tháng 8 năm 1997 thay thế nghị định số 20/CP và Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7 tháng 11 năm 1998 thay thế cho Nghị định số 58/CP về quy chế vay và trả nợ nớc ngoài, đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nớc, phân công rõ trách nhiệm giữa các cơ quan tổng hợp của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phơng và tổ chức kinh tế trong việc quản lý và sử dụng vay nớc ngoài. Bên cạnh đó, việc hớng dẫn các Nghị định nói trên của Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã chủ trì xây dựng
và ban hành các quy chế, thông t hớng dẫn thực hiện nh: Thông t của Bộ Kế hoạch và Đầu t số 15/1997/TT-BKH ngày 24 tháng 10 năm 1997 hớng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ); Thông t liên tịch Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nớc số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17 tháng 06 năm 1998 hớng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Bớc đầu đã tạo điều kiện phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan liên quan để thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản nh: đàm phán và ký kết các hiệp định vay nợ, xây dựng chế độ tài chính…
Để hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý, ngày 4 – 5 – 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/NĐ-CP về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thay thế cho Nghị định 87/CP và ban hành kèm theo Nghị định này là thông t của Bộ Kế hoạch và Đầu t số 06/2001/ TT-BKH ngày 20 tháng 9 năm 2001 hớng dẫn thực hiện quy chế quản lý cà sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và thông t liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu t - Bộ Tài chính số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17 tháng 3 năm 2003 hớng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Các văn bản này đã tạo ra một hành lang pháp lý trong quản lý và sử dụng vay nợ nớc ngoài nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan trong việc khai thác vốn vay nớc ngoài, nâng cao trách nhiệm của ngời sử dụng vốn ODA trong việc trả nợ. Đây cũng chính là điều kiện quan trọng nhằm tạo sự tin tởng đối với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam.