1, Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo đảm trong cho vay của ngân hàng thương mại (Trang 61 - 62)

3. 3, Một số kiến nghị

3.3. 1, Đối với nhà nước

- Nhà nước là một tổ chức có nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng , do đó Nhà nước cần phải xem xét lại các văn bản pháp luật áp dụng cho hoạt động bảo đảm trong cho vay , hoàn thiện hành lang pháp lý để hoạt động cho vay có cơ sở bảo đảm phù hợp . Đặc biệt là Nghị định về giao dịch bảo đảm vẫn còn chưa thống nhất ; việc định giá tài sản là máy móc , thiết bị vẫn còn có mâu thuẫn với bộ luật dân sự . Cụ thể như sau: + Nhà nước cần ban hành quy định cụ thể đối với thế chấp quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ

cao thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của khách hàng như quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất, giấy phép xây dựng, hợp đồng xây lắp, hoá đơn… + Thống nhất để các địa phương thực hiện đăng ký, giao dịch bảo đảm đối với trường hợp bắt buộc phải thông qua công chứng. + Đối với việc thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ trả nợ tại nhiều tổ chức tín dụng mới phải đăng ký còn 1 tổ chức tín dụng việc đăng ký hay không đăng ký do các bên thoả thuận. Về trách nhiệm của các bên tham gia cầm cố, thế chấp Pháp luật đều đề cao việc các bên phải tự chịu trách nhiệm về các cam kết của mình. Do đó, khi cho vay vốn, bên cho vay đã phải thẩm định tính khả thi của phương án, dự án, khả năng trả nợ của người vay, tài sản dùng để bảo đảm có thuộc sở hữu của bên bảo đảm không và các yêu cầu khác. Bên cho vay không thể ỷ lại vào hợp đồng cầm cố, thế chấp có công chứng hoặc chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm mà bỏ qua việc xác minh đúng đắn quyền sở hữu tài sản bảo đảm và ta cách khách hàng vay vốn.

+ Đăng ký giao dịch bảo đảm là cơ sở pháp lý quan trọng đối với hoạt động đầu tư vốn trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận cầm cố, thế chấp trong trường hợp một tài sản để thế chấp, cầm cố nhiều nơi. Qua đó, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tín dụng phát triển nhanh, ổn định; đồng thời tạo thuận lợi cho mọi hoạt động xét xử của toà án đối với các tranh chấp về giao dịch bảo đảm .

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo đảm trong cho vay của ngân hàng thương mại (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w