2, Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo đảm trong cho vay của ngân hàng thương mại (Trang 62)

3. 3, Một số kiến nghị

3.3. 2, Đối với Ngân hàng nhà nước

- Ngân hàng nhà nước cần phải sửa đổi các văn bản pháp luật về bảo đảm không còn phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế- xã hội và ban hành các quy chế, văn bản mới , hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện .

- Ngân hàng nhà nước tiến hành giám sát việc thực hiện giao dịch bảo đảm của các tổ chức tín dụng một cách chặt chẽ để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống .

- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về chuyên môn, nắm chắc kỹ thuật thẩm định đánh giá tài sản để mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng cho các tổ chức tín dụng .

- Đơn giản hóa cũng như gọn nhẹ các thủ tục đăng kí giao dịch bảo đảm; xây dựng bảng biểu phí đăng kí giao dịch bảo đảm phù hợp với tỷ lệ tài sản đảm bảo ; cải cách tổ chức để thu gọn địa điểm đăng ký bảo đảm giao dịch, để hướng tới hệ thống đăng ký mới thuận tiện và thân thiện ; thống nhất mẫu đăng kí giao dịch bảo đảm .

- Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong cả nước về giao dịch bảo đảm giúp truy cập, đăng ký nhanh và cung cấp thông tin kịp thời về tài sản bảo đảm.

3.3.3 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

- Tiến hành triển khai , áp dụng các hoạt động bảo đảm cùng với các quy định thực hiện chặt chẽ xuống các chi nhánh . Đồng thời tiến hành kiểm tra , giám sát việc thực hiện giao dịch bảo đảm của các chi nhánh .

- Tăng cường hoạt động marketing , quảng cáo sản phẩm cho ngân hàng đi kèm với các hình thức bảo đảm tương ứng , để khách hàng có thể biết và tìm đến các sản phẩm của ngân hàng phù hợp với điều kiện của mình .

- Tạo điều kiện cho các chi nhánh được nâng cao năng lực thẩm định , đánh giá tài sản bằng cách mở các lớp đào tạo , thuê các chuyên gia tư vấn , giới thiệu và giúp đỡ các Chi nhánh thu thập các thông tin, tài liệu cơ bản và chuyên sâu về các loại tài sản , công nghệ mới …..

3.3.4 Đối với các cơ quan hữu quan

- Các bộ ngành liên quan (Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Xây dựng) cần kiến nghị Chính phủ sửa đổi Luật đất đai, Luật nhà ở theo hướng cho phép khách hàng vay vốn được bảo đảm bằng căn hộ đã mua trong các dự án xây dựng chung cư hoặc quyền sử dụng đất đã trúng thầu như là một tài sản hình thành trong tương lai cho phù hợp với thực tế. Trong trường hợp chưa sửa được Luật đất đai, Luật nhà ở, kiến nghị Chính phủ nên có Nghị quyết, Nghị định hướng dẫn việc thế chấp trong các trường hợp này để bảo đảm thực hiện thống nhất nguyên tắc được quy định bởi Bộ luật dân sự, bảo đảm quyền lợi của các cá nhân, tổ chức.

- Các cơ quan hữu quan như cơ quan công chứng các cấp , cơ quan quản lý nhà đất , cục hàng không dân dụng ,cục hàng hải….cần có những sự phối hợp, giúp đỡ để thủ tục về tài sản đảm bảo được thực hiện đơn giản , khoa học và không chồng chéo .

- Đề nghị Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo kiên quyết và tăng cường kiểm tra các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan công chứng trong việc thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các văn bản về công chứng chứng thực; kiên quyết xử lý các vi phạm gây phiền hà cho các tổ chức và cá nhân khi thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.

Kết luận

Sau hơn một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ,Việt Nam được ghi nhận bởi các quốc gia , các chuyên gia , các tổ chức kinh tế lớn như là một điểm đến đầu tư hấp dẫn với sức hút mạnh mẽ của một đất nước có nền chính trị ổn định , an toàn , môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện và hứa hẹn những cải cách đột phá về tự do kinh tế và mở cửa với thế giới . Trong năm qua , nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến những biến chuyển mạnh mẽ về chất của các ngân hàng thương mại Việt Nam với những tăng trưởng mạnh về lợi nhuận , về quy mô cũng như sự gia tăng cạnh tranh . Để bắt kịp với sự phát triển đó , Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội đã khởi động và triển khai hàng loạt các chương trình và giải pháp nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới . Đó là việc nâng cao năng lực quản trị điều hành , quản lý rủi ro , quản lý tài sản nợ-có , nâng cao hệ thống công nghệ thông tin .

Vấn đề bảo đảm trong cho vay hiện nay của ngân hàng cũng như của chi nhánh Điện Biên Phủ vẫn chưa thực sự đáp ứng hết được nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp đề ra hiện nay . Bên cạnh đó , Nghị định của chính phủ số 163/2006/NĐ-CP Ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm vẫn còn rất nhiều tranh cãi , chưa thực sự giải quyết được vấn đề . Với đề tài: “ Phát triển hoạt động bảo đảm trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội –chi nhánh Điện Biên Phủ ” đã khái quát phần nào cơ sở

lý luận về tài sản đảm bảo , qua đó thấy được sự cần thiết , vai trò cũng như ưu nhược điểm của các hình thức bảo đảm trong cho vay . Qua thời gian tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo đảm nói riêng tại Chi nhánh Điện Biên Phủ ta có thể thấy được tình hình hoạt động bảo đảm tại Chi nhánh , những kết quả đạt được cũng như những tồn tại của hoạt động bảo đảm trong cho vay , từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp , kiến nghị để khắc phục . Qua bài chuyên đề này , em hy vọng sẽ đưa ra một số ý kiến nhỏ bé , đóng góp cho quá trình phát triển hoạt động bảo đảm trong cho vay của ngành cũng như của chi nhánh Điện Biên Phủ . Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên phòng Tín dụng doanh nghiệp - Chi nhánh Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em tìm hiểu cũng như nghiên cứu chuyên đề này . Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Đức Lữ đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề .

Hà Nội , tháng 4 năm 2008 Sinh viên

Danh mục tài liệu tham khảo :

1. Giáo trình Ngân hàng thương mại /ĐHKTQD–PGS.TS Phan Thị Thu Hà 2. Giáo trình Tín dụng ngân hàng / HVNH – TS Hồ Diệu .

3. Báo cáo Thường niên năm 2007 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

4. Luật Ngân hàng Nhà Nước và luật các Tổ chức tín dụng.

5. Nghị định của chính phủ số 163/2006/NĐ-CP Ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm .

Mục lục

Trang

Lời mở đầu ……….1

*Chương 1 : Hoạt động bảo đảm trong cho vay của NHTM………….3

1.1, Vai trò của hoạt động bảo đảm trong cho vay của NHTM……….3

1.1.1 , Hoạt động cho vay của NHTM………3

1.1.2 , Khái niệm hoạt động bảo đảm trong cho vay của NHTM………...8

1.1.3 , Vai trò của hoạt động bảo đảm trong cho vay của NHTM……….10

1.2 ,Các hình thức bảo đảm trong cho vay của NHTM……….11

1.2.1 , Cho vay cầm cố tài sản ……….11

1.2.2 , Cho vay thế chấp tài sản ………...20

1.2.3 , Cho vay có bảo đảm bằng bảo lãnh ………..25

1.3, Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm trong cho vay của NHTM………..27

*Chương 2 : Thực trạng hoạt động bảo đảm trong cho vay của NHTMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ ………32

2.1 , Khái quát về NHTMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ ….32 2.1.1 , Giới thiệu tổng quan ……….32

2.2 , Thực trạng về hoạt động bảo đảm trong cho vay của chi nhánh ..36

2.2.1 , Khái quát về hoạt động cho vay của chi nhánh ………36

2.2.2 , Thực trạng về hoạt động bảo đảm trong cho vay của chi nhánh …..38

2.2.2.1 , Cơ sở pháp lý về bảo đảm trong cho vay ………..38

2.2.2.2 , Quy trình nghiệp vụ về bảo đảm trong cho vay ………39

2.2.2.3 , Kết quả bảo đảm trong cho vay ……….46

2.2.2.4 , Đánh giá khái quát về bảo đảm trong cho vay tại chi nhánh …….47

*Chương 3 : Giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo đảm trong cho vay tại NHTMCP Quân Đội – chi nhánh Điện Biên Phủ ………...52

3.1 , Phương hướng phát triển cho vay tại chi nhánh thời gian tới …...52

3.1.1 , Phương hướng phát triển chung trong hoạt động cho vay tại chi nhánh……….52

3.1.2 , Phương hướng phát triển cho vay khối khách hàng cá nhân ……….53

3.1.3 , Phương hướng phát triển cho vay khối khách hàng doanh nghiệp ...54

3.2 , Giải pháp phát triển hoạt động bảo đảm trong cho vay………….55

3.2.1 , Áp dụng , triển khai các hình thức bảo đảm khác để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay ………55

3.2.1.1 , Bảo đảm bằng hàng tồn kho luân chuyển ………..55

3.2.1.2 , Bảo đảm bằng các khoản phải thu ……….56

3.2.1.3 , Bảo đảm bằng quyền đòi nợ ………..58

3.2.2 , Tuân thủ chặt chẽ các Quy định của Nhà nước , Ngân hàng nhà nước và của Hội sở chính về biện pháp bảo đảm tiền vay ………...59

3.2.4 , Đánh giá khách hàng một cách toàn diện , chính xác trước khi quyết

định biện pháp bảo đảm tiền vay ………60

3.2.5 , Tổ chức các khóa đào tạo , nâng cao trình độ thẩm định , đánh giá tài sản đảm bảo ………61

3.3 , Một số kiến nghị ………61

3.3.1 , Đối với nhà nước ………..61

3.3.2 , Đối với Ngân hàng nhà nước ………....62

3.3.3 , Đối với NHTMCP Quân đội...63

3.3.4 , Đối với các cơ quan hữu quan ………64

Kết luận ………...65

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo đảm trong cho vay của ngân hàng thương mại (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w