Những nhận định chung cho thấy, đến nay hệ thống cơ chế chính sách và khung pháp luật cho hoạt động của doanh nghiệp đã được hình thành
tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ... đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần nói riêng. Vì vậy, một số kiến nghị được đề ra đối với các cơ quan Nhà nước trong thời gian tới là:
- Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp nhằm tạo môi trường và các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cổ phần nói chung nâng cao khả năng huy động vốn có hiệu quả. Trước hết cần tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng như: hoàn thiện cơ chế giao vốn, bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp; hoàn thiện chế độ khấu hao tài sản nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; sửa đổi chính sách thuế thu nhập DN và cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
- Cần bổ sung đủ lượng vốn đã ghi trong quyết định thành lập DN, tạo điều kiện cho DN có đủ vốn kinh doanh.
- Cho DN được quyền lựa chọn tỷ lệ khấu hao, khấu hao nhanh để thu hồi vốn cố định đầu tư đổi mới trang bị, công nghệ thực hiện. Để lại các khoản phải thu khấu hao, thu nhanh xử lý TSCĐ cho DN đầu tư đổi mới TSCĐ, mở rộng năng lực sản xuất.
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
Nền kinh tế năm 2008 bước vào giai đoạn khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, dự báo trong năm 2009, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn, chưa thể khắc phục trong một sớm một chiều. Chính vì vậy, tác động của Chính phủ trong việc cải thiện nền kinh tế và thúc đẩy trăng trưởng là rất quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế vĩ mô mà đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để cải thiện nền kinh tế nói chung và góp phần thúc đẩy
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, một số kiến nghị đối với Chính phủ như sau:
- Sử dụng hợp lý và hiệu quả gói kích cầu của Chính phủ đối với nền kinh tế. Chính phủ vừa ứng dụng các chính sách kích cầu hợp lý vừa có chính sách kiểm tra, giám sát tính hiệu quả của các chính sách đó. - Áp dụng các biện pháp nới lỏng cho các doanh nghiệp để khuyến
khích cho các doanh nghiệp cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh ví dụ như giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, tăng hạn mức xuất khẩu...
- Thực hiện các biện pháp về giao lưu trao đổi kinh tế giữa các quốc gia, mở đường cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu, giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp các nước trên thế giới.
KẾT LUẬN
Tất cả những nội dung em đã trình bày trên đây là những nội dung liên quan đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn mà em đã tiếp thu được trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương. Là một công ty đang hoạt động tốt, tăng trưởng ổn định, có uy tín về chất lượng và dịch vụ, thị trường ổn định, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, nhưng bên cạnh đó thì Công ty cũng đang gặp phải không ít những khó khăn tồn đọng. Sở dĩ em đi sâu nghiên cứu vấn đề về vốn vì em thấy đây là vấn đề bất cập và khó khăn nhất đối với Công ty trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng được Công ty xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để Công ty có thể phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong bài em đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Em hi vọng những ý kiến đóng góp của em sẽ phần nào giúp ích cho sự ổn định và phát triển của Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Diệp và ban lãnh đạo cùng các cô chú trong công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã giúp đỡ em rất tận tụy và nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương năm 2007, 2008.
2. Lưu Thị Hương (chủ biên), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (2004), Nhà xuất bản thống kê, Hà nội .
3. Mai Văn Bưu (chủ biên ), Giáo trình hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
4. Nguyễn Thị Đông (chủ biên ), Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp (2004), Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.
5. Tạp chí tài chính
6. Tạp chí tài chính doanh nghiệp
7. http://www.vietbig.com (trang Web tập hợp thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam)