I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam:
3. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh đã hội nhập quốc tế:
3.1. Xu hướng sản xuất đường trên thế giới tác động đến sản xuất đường của Việt Nam:
quốc tế:
3.1. Xu hướng sản xuất đường trên thế giới tác động đến sản xuất đường của Việt Nam: Nam:
Sản lượng đường thế giới đã tăng từ 131,8 triệu tấn niên vụ 2000 - 2001, lên 148,0 triệu tấn niên vụ 2004 - 2005, trong đó châu Á là khu vực có sản lượng cao nhất thế giới đạt 45,9 triệu tấn.
Lượng đường tiêu thụ trên thế giới niên vụ 2004 - 2005 đạt 145,5 triệu tấn. Lượng đường dư tồn kho cuối kỳ là 67,8 triệu tấn, chiếm 46,6 lượng đường tiêu thụ.
Trong những năm qua, Ấn Độ, Bra-xin, EU là những nước và khu vực có tốc độ tăng trưởng sản lượng đường rất mạnh, như Bra-xin tăng 2,5 lần. Bên cạnh đó, Thái Lan, Nam Phi, Mỹ là những nước có tốc độ tăng trưởng sản lượng đường tuy không cao nhưng khá đều.
Đến năm 2010 dự báo dân số thế giới khoảng 6,8 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ đường khoảng 157,5 triệu tấn (tăng hơn so với hiện nay khoảng 13 triệu tấn), mức tiêu dùng bình quân 22 kg đường/người; Giai đoạn 2011 -2020, dự báo mức tiêu thụ đường tăng khoảng 1,5%/năm, đến năm 2020 dân số thế giới khoảng 7,6 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ
đường là 183 triệu tấn, mức tiêu dùng bình quân 24 kg đường/người.
. Dự báo từ nay đến năm 2020,sản xuất đường của thế giới sẽ tăng theo mức tiêu dùng, với xu hướng cung tiếp tục tăng nhanh hơn cầu, mức chênh lệch dư cung so với cầu trung bình hàng năm 2 - 3% mức cầu (khoảng 4 - 5 triệu tấn) và có thể còn tăng cao hơn. Quy mô nhà máy là chỉ số quan trọng quyết định chi phí chế biến đường. Thông thuờng, những nước sản xuất đường lớn trên thế giới có quy mô nhà máy bình quân 7.000 TMN, thậm chí trên 12.000 TMN đối với các nước như Ôxtrâylia, Bra-xin và Thái Lan. Trong khi đó, bình quân các nhà máy đường của Việt Nam có quy mô khoảng 1.900 TMN.
Một số chuyên gia từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng qui mô của các nhà máy chế biến đường ở Việt Nam ít nhất phải đạt từ 2000 - 2500 TMN trở lên mới có đủ lực để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Đường dùng cho công nghiệp tăng, phần lớn do tăng trưởng ở khu vực sản xuất nước giải khát và đó chính là động lục thúc đẩy cho nhu cầu tiêu thụ đường ăn của Việt Nam trong những năm vừa qua cũng như thới gian tới.
Khí hậu và chữ đường của mía là những yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian ép mía, trung bình ở Việt Nam khoảng 140 - 150 ngày/vụ. Về tiêu chí này, Việt Nam cũng còn kém so với thời gian ép mía bình quân của những nước sản xuất đường lớn trên thế giới là 180 ngày/vụ.
Thái Lan, có sản lượng đường rất lớn so với quy mô dân số, có nhiều khả năng gây áp lực cạnh tranh lớn với Việt Nam khi thực hiện cắt giảm thuế quan AFTA, hay gia nhập WTO. Úc và Thái Lan là hai nước sản xuất đường định hướng xuất khẩu mạnh nhất. Còn lại một só nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hay Paskistan chủ yếu phục vụ nội tiêu.
Những chỉ tiêu quan trọng nhất trọng nhất trong ngành chế biến đường như năng suất mía, tỷ lệ tiêu hao mía/đường, và nhất là giá thành sản xuất đường của ngành chế biến đường Việt Nam còn kém xa so với Thái Lan. Tỷ lệ tiêu hao mía để sản xuất ra 1kg đường của Việt Nam cao hơn so với Thái Lan xấp xỉ 20%, với 1 tấn mía các NMĐ ở Việt Nam chỉ sản xuất ra được 91 kg đường, trong khi Thái Lan sản xuất được tới 107 kg. Chi phí sản xuất đường ở Thái Lan xấp xỉ 200 USD/tấn, trong khi giá thành bình quân ở Việt Nam là 337 USD/tấn, cao hơn 64%.
Kết quả nghiên cứu của toan ngành về sản xuất mía cũng như chế biến đường, cho thấy khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam là kém, đó là khó khăn và thách thức cho toàn ngành Mía đường khi hội nhập quốc tế.