1. Mục tiêu phát triển mía nguyên liệu nhằm đáp ứng đủ khối lượng cho các NMĐ hoạt động đạt CSTK, tạo vùng nguyên liệu ổn định. hoạt động đạt CSTK, tạo vùng nguyên liệu ổn định.
a. Bố trí mía nguyên liệu phù hợp với các yêu cầu sinh thái tốt nhất, tập trung, cự ly vận chuyển tối ưu, có khả năng đàu tư thâm canh đạt năng suất, chữ đường cao, tăng khả năng cạnh tranh của mía vói các loại cây trồng khác.
b. Đầu tư xây dựng vùng mía nguyên liệu của riêng từng NMĐ, với quy mô diện tích tập trung, chủ động trên 70% nguyên liệu trong mỗi thời vụ ép. Đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tăng cường đầu tư thâm canh mía, thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật canh tác, coi trọng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất mía nguyên liệu.
c. Thực hiện đồng bộ các quy chế và chính sách, áp dụng linh hoạt các thỏa thuận và hợp đồng kinh tế về đầu tư, bao tiêu, thu mua sản phẩm mía nguyên liệu, để nâng cao trách nhiệm, đảm bảo lợi ích hài hoà giữa người trồng mía và các NMĐ.
2. Dự kiến đất trồng mía nguyên liệu:
Khả năng đất trồng mía theo các vùng trong cả nước:
Khả năng đất trồng mía trên 3 nhóm chính là: Nhóm đất đồi 175 - 185,0 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 56,8%, phân bố ở tất cả các vùng mía trong cả nước (trừ vùng ĐBSCL); nhóm đất ruộng và chuyên màu có 114,5 nghìn ha, chiếm 36%, tập trung nhiều nhất 3 vùng DHNTB, Đông Nam Bộ và ĐBSCL.
Đất trồng mía có quy mô diện tích nhỏ tập trung nhiều ở các tỉnh vùng TDMNBB và DHNTB, chiếm tới 25 - 30% tổng đất trồng mía của 2 vùng.
Các vùng đất trồng mía đa số đã định hình, gắn với các NMĐ. Quá trình phát triển sẽ có một số diện tích chuyển đổi từ trồng lúa, màu nằm trên nền địa hình thấp và cây dài ngày sang trồng mía, để có điều kiện thâm canh; đồng thời những diện tich trồng mía không phù hợp, năng suất thấp sẽ được chuyển sang cây trồng khác.
Bảng 2.4.Dự kiến đất trồng mía nguyên liệu năm 2010
Hạng mục Tổng số Trong đó
Đất đồi Đất ruộng Đất bãi
Toàn Quốc 317220 183830 114470 18920 TDMNBB 24690 21990 470 2230 Bắc TB 86180 73250 3540 9390 DHNTB 60150 32050 24840 3260 Tây Nguyên 31000 25660 1300 4040 Đông Nam Bộ 55200 30880 24320 -
ĐBSCL 60000 - 60000 - Nguồn:Số liệu tính toán,tổng hợp Viện Quy Hoạch&Thống Kê Nhà Nước
3. Diện tích, năng suất và sản lượng mía toàn quốc năm 2010:
Bảng 2.5.Dự kiến sản xuất mía nguyên liệu của các vùng
Hạng mục DT NS SL Toàn Quốc 300000 65.8 19739.1 ĐBSH 1900 61.1 116.0 TDMNBB 23100 56.6 1307.1 Bắc TB 80700 66.3 5351.0 DHNTB 50300 56.1 2822.0 Tây Nguyên 30900 60.6 1873.0 Đông Nam Bộ 54000 63.5 3429.0 ĐBSCL 59100 81.9 4841.0
Nguồn:Số liệu tính toán,tổng hợp Viện Quy Hoạch&Thống Kê Nhà Nước
Tương lai mía nguyên liệu sẽ tập trung tại 4 vùng lớn là: vùng Bắc Trung Bộ quy mô diện tích khoảng 80 nghìn ha, chiếm 27% tổng diện tích mía của cả nước; vùng DHNTB có khoảng 50 nghìn ha, chiếm 17%; vùng Đông Nam Bộ có khoảng 54 nghìn ha, chiếm 18% và vùng ĐBSCL khoảng 59 nghìn ha, chiếm 20%.
Đầu tư thâm canh để tăng năng suất mía ở tất cả các vùng, trong đó cần tập trung thâm canh mía cao hơn ở 3 vùng có nhiều lợi thế là Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL.
4. Nâng cao chất lượng mía nguyên liệu:
Dự báo năm 2010, chữ đường đạt 10,8 CCS, tăng cao hơn một số so với hiện nay, tỷ lệ tiêu hao mía/đường là 9,8 giảm đi hơn một số. Những vùng có điều kiện sinh thái thuận lợi, và biên độ nhiệt chênh lệch lớn, chất lượng mía tốt hơn.
Bảng 2.6.Chất lượng mía nguyên liệu của các vùng có NMĐ
Hạng mục Năm DT mía (ha) NS (tấn/ha) Chữ đường (CCS) Tạp chất Tỷ lệ mía/ đường Toàn Quốc 2010 260600 67.3 10.8 1.3 9.8 TDMNBB 2010 27600 60.1 11.6 0.8 9.9 Bắc TB 2010 80000 66.5 11.4 1.1 9.1 DHNTB 2010 32000 57.2 11.0 1.6 10.0 Tây Nguyên 2010 29000 60.0 10.7 1.5 9.4 Đông Nam Bộ 2010 44500 64.8 9.8 1.5 10.3
Nguồn:Số liệu tính toán,tổng hợp Viện Quy Hoạch&Thống Kê Nhà Nước