B. BỘ MÁY QUẢN LÝ, GIÁM SÁT, ĐIỀU HÀNH
GIẢI PHÁP CHUNG
Hoàn thiện nâng cao công tác tư vấn
Trong lĩnh vực xây dựng, có các loại hình tư vấn chủ yếu sau : Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng; Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; Tư vấn khảo sát xây dựng; Tư vấn thiết kế công trình; Tư vấn giám sát thi công, lắp đặt; Tư vấn kiểm định chất lượng xây dựng và các Tư vấn xây dựng khác.
Vai trò của nhà tư vấn là rất quan trọng và ích lợi mà một chuyên gia tư vấn có đủ năng lực mang lại là rất lớn, vì thế người hành nghề tư vấn phải có đủ, không chỉ các điều kiện năng lực chuyên môn, mà còn phải có tư cách phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp tốt.
Các đơn vị tư vấn tiếp tục tuyển dụng, đào tạo đủ lực số lượng và chất lượng kỹ sư thiết kế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ:
- Cung cấp thiết kế bản vẽ thi công các công trình đúng tiến độ;
- Công tác khảo sát, lập dự án, thiết kế, giám sát, xử lý thiết kế tại hiện trường, thí nghiệm, lập hồ sơ mời thầu cho các công trình đầu tư của Tổng công ty;
- Lập kế hoạch thiết kế chi tiết theo hàng tháng, tuần cho các công trình để kiếm tra việc thực hiện, đảm bảo cung cấp thiết kế kịp thời đáp ứng với yêu cầu thi công.
Hoàn thiện công tác thẩm định xây dựng dự án
Công tác thẩm định dự án đầu tư ( TĐDAĐT ) là công tác không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư thi công. Kết quả của công tác này là cơ sở để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trên cơ sở lựa chọn những dự án có hiệu quả. Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn và mọi thành phần kinh tế tới khi ra quyết định và cấp giấy phép đầu tư
phải qua khâu thẩm định về hiệu quả kinh tế xã hội, về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên. Nguyên tắc này đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cho các dự án đầu tư. Tránh thực hiện những dự án chỉ đơn thuần có lợi về hiệu quả tài chính. Các cơ quan Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý Nhà nước các dự án đầu tư trước hết phải đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế xã hội và lợi ích của các chủ đầu tư.
Thẩm định một dự án xây dựng bao gồm: - Thẩm định các điều kiện pháp lý
- Thẩm định mục tiêu của dự án
- Thẩm định về sự cần thiết của dự án ( được thực hiện trong quá trình chuẩn bị đầu tư )
- Thẩm định về kỹ thuật, công nghệ của dự án - Thẩm định về tài chính của dự án
- Thẩm định về kinh tế - xã hội
- Thẩm định về tác động của môi trường
- Thẩm định kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện dự án
Để các phương pháp thẩm định được áp dụng trong thực tế đem lại hiệu quả cao, em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu về việc vận dụng các phương pháp thẩm định góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.
• Lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp:
Có nhiều chủ thể tham gia TĐDAĐT như : Chủ đầu tư, ngân hàng hay tổ chức tín dụng, hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan này có chức năng, vị trí cũng như mục đích thẩm định khác nhau, song để ra các quyết định đầu tư của các chủ thể phụ thuộc nhiều vào việc áp dụng phương pháp thẩm định. Do vậy, tùy theo chủ thể cũng như đặc trưng của dự án mà lựa chọn những phương pháp thẩm định thích hợp, đảm bảo yêu cầu :
- Phương pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện của chủ thể thẩm định.
- Phương pháp lựa chọn phải theo đúng những yêu cầu, quy định của Nhà nước.
- Phương pháp thẩm định phải tối ưư trong số các phương pháp đưa ra. • Lựa chọn các tiêu chí, tiêu chuẩn thích hợp :
Các tiêu chuẩn đưa ra phải phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Công việc này phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tránh so sánh cứng nhắc, máy móc có thể dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, việc so sánh chỉ mang tính chất tham khảo, không lấy đó làm tiêu chuẩn để đánh giá. Phải xem xét các chỉ tiêu trong môi trường động, thay đổi như chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu kinh tế - xã hội để phân tích, đánh giá.
• Kết hợp các phương pháp thẩm định nhằm đánh giá toàn bộ DAĐT :
Mỗi phương pháp thẩm định đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Vấn đề quan trọng là cán bộ thẩm định phải nhận thức rõ các ưu điểm, nhược điểm đó
• Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định :
Chất lượng công tác TĐDAĐT phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. Với yêu cầu của công tác thẩm định phải có kiến thức sâu rộng mới có đủ năng lực để xem xét, đánh giá các dự án phức tạp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật.
Thời gian tới cần đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thẩm định dự án, nâng cao trình độ tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành, mời các chuyên gia trong và ngoài nước tới đào tạo, tập huấn, tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở thực tế với các trường đào tạo để xây dựng
đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định kế cận. Trang bị, khuyến khích họ hiểu vai trò quan trọng của công tác thẩm định cũng như việc vận dụng các phương pháp thẩm định trong việc xem xét, đánh giá DAĐT. Công tác này không dừng ở ý nghĩa của một thủ tục bắt buộc mà phải được coi là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Bên cạnh đó, cần phải gắn quyền lợi với trách nhiệm của cán bộ thẩm định dự án. Cần có những quy định rõ ràng, chi tiết và cụ thể về quyền lợi với trách nhiệm của mỗi cán bộ; Khuyến khích phát huy sáng kiến, tổ chức phát động các phong trào thi đua trong việc áp dụng các phương pháp mới trong DAĐT.
• Nâng cao khả năng nắm bắt, xử lý thông tin trong quá trình vận dụng các phương pháp thẩm định :
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc nắm bắt thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định phải đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy cao. Do vậy, cần xây dựng hệ thống cung cấp thông tin từ cơ sở đến Trung ương, hệ thống thông tin nội bộ hiện đại, giúp cho việc truy cập thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời cho công tác TĐDAĐT.
• Tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc vận dụng các phương pháp thẩm định khoa học :
Việc kết hợp phương pháp thẩm định khoa học, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đòi hỏi thời gian cần đầu tư hệ thống tin học theo hướng hiện đại, áp dụng các kỹ thuật phân tích, xử lý thông tin kịp thời, chính xác và hiệu quả. Cụ thể như khảo sát thông tin về thị trường sẽ chính xác hơ, việc thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin sẽ diễn ra nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Xuất phát từ những hạn chế trong vấn đề quản lý hoạt động đấu thầu đã nói ở phần trước, chuyên đề này xin đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao tính khách quan , minh bạch của đấu thầu như sau :