• Tỷ trọng TSLĐ trong tổng TS
Công ty vân tải biển Vinalines là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ do đó vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở trong công ty hết sức được coi trọng. Việc duy trì một cơ cấu tài sản lưu động hợp lý là một yếu tố quyết định cho hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Theo bảng 2.3 ta thấy được TSLĐ luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với TSCĐ, điều này là do công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Về giá trị TSLĐ tăng qua các năm, với giá trị khá ổn định. Năm 2005 so với 2004 chênh lệch này
là 52,55 tỷ đồng còn của năm 2006 so với năm 2005 là 27,34 tỷ. Tỷ trọng của TSLĐ trong tổng tài sản khá ổn định, năm 2005 do có sự gia tăng thêm nhiều tàu đẩy tỷ trọng TSCĐ tăng lên và làm cho tỷ trọng TSLĐ giảm xuống và đến năm 2006 tỷ trọng này lại tăng lên. TSLĐ luôn chiếm một tỷ trọng khá ổn định trong tổng tài sản điều đó chứng tỏ Công ty làm ăn khá ổn định, tuy nhiên chưa tạo ra được những bước nhảy vọt cần thiết.
Bảng 2.3. Tỷ trọng TSLĐ trong tổng TS
Khoản mục tài sản
2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. TSLĐ 109,83 19,01 162,38 17,56 189,72 18,69 2. TSCĐ 467,92 80,99 762,36 82,44 825,39 81,31
∑ Tài sản 577,75 100 924,74 100 1.015,11 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)
• Tỷ trọng của từng bộ phận trong TSLĐ.
Xem xét bảng dưới đây, ta có thể thấy được tỷ trọng của từng khoản mục trong TSLĐ. Nhìn chung, trong doanh nghiệp các khoản phải thu và tồn kho vẫn là những khoản có giá trị lớn nhất. Về ngân quỹ của doanh nghiệp thì cho ta thấy một sự tăng lên một cách đều đặn của lượng tiền mặt trong doanh nghiệp cả về số tuyệt đối và số tương đối,
tuynhiên lượng ngân quỹ trong doanh nghiệp là không lớn nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Bảng 2.4. Tỷ trọng từng bộ phận trong TSLĐ
Khoản mục 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Ngân quỹ 20,64 18,79 29,58 18,22 48,64 20,77 2. Các khoản phải thu 58,36 53,13 90,13 55,51 108,94 46,56 3. Dự trữ 28,27 25,74 39,37 24,25 72,29 30,89 4. TSLĐ khác 2,56 3,24 3,3 2,02 4,13 1,78 ∑ TSLĐ 109,83 100 162,38 100 234 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)
Công ty đã duy trì một cơ cấu TSLĐ khá ổn định. Với khoản mục ngân quỹ có sự tăng lên về giá trị tuyệt đối mặc dù giá trị tương đối có thể biến động tăng giảm. Các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSLĐ, do đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại cụ thể là vận tải biển, do vậy các khoản cước phí phải thu là rất lớn. Khoản mục hàng tồn kho có chiều hướng biến động tăng giảm, không ổn định, tới năm 2006 tỷ trọng này đã tăng lên với tỷ lệ lớn. Tuy nhiên khi nhắc đến khoản mục này có sự khác biệt nhất định so với khoản mục hàng tồn kho ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây chuyền sản xuất. Còn đối với công ty vận tải biển Vinalines thì tồn kho chính là nguyên nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đó chính là dầu nhờn, nước, sơn, các công cụ dụng cụ…Sau đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn từng khoản mục TSLĐ.
2.2.2.1. Tình hình sử dụng và quản lý tiền mặt
Bảng 2.5. Tỷ trọng từng bộ phận trong Ngân quỹ
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)
Cơ cấu tiền mặt của công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy doanh nghiệp dự trữ tiền mặt ngày càng tăng từ 20,64 tỷ đồng năm 2004 đến 29,58 tỷ đồng năm 2005, về giá trị thay tăng tuyệt đối có thể tính ra là 8,94 tỷ đồng, tức là tăng 43,65%. Đến năm 2006các con số tương ứng là19,06 tỷ đồng và tốc độ tăng là 64,43%. Như vậy vào năm 2006 đã có sự tăng lên vượt bậc về ngân quỹ. Nhìn vào cơ cấu ngân quỹ của doanh nghiệp có thể thấy được trong ngân quỹ của công ty tiền gửi ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn hơn, doanh nghiệp đã sử dụng cách này nhằm giảm một cách tối đa sự thiệt hại do việc dự trữ tiền mặt quá nhiều, doanh nghiệp đã gửi tiền vào ngân hàng vừa đảm bảo khả năng sinh lời nhưng nó cũng tạo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.
• Kỳ thu tiền bình quân
Xem xét kỳ thu tiền bình quân ta thấy thời gian bình quân để thu hồi tiền hàng là khoảng 2 tháng. Đây là một khoảng thời gian khá dài. Nếu so sánh với một doanh nghiệp sản xuất thì đây không phải là một thời gian quá dài, tuy nhiên do đặc điểm là một doanh
Khoản mục 2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tiền mặt 3,12 15,11 2,84 17,52 10,14 20,86 2. Tiền gửi
ngân hàng 17,52 84,89 26,74 82,48 38,40 79,14 Ngân quỹ 20,64 100 29,58 100 48,64 100
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, khoản phải thu chủ yếu là phí vận tải thì đó là một thời gian dài. Điều này tạo nên sự bất cập trong công tác quản lý tiền của công ty.
Bảng 2.6. Kỳ thu tiền bình quân
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Khoản phải thu 58,36 90,13 108,94 Doanh thu thuần 368,43 623,47 756,96 Kỳ thu tiền bình
quân
57,1 52 51,8
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006) 2.2.3.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu
Bảng 2.7. Tỷ trọng các khoản mục trong khoản phải thu
Đơn vị: Tỷ đồng
Khoản mục Số tiền2004 % Số tiền2005 % Số tiền2006 % 1. Phải thu khách hàng 29,88 51,2 65.16 72,3 46,52 42,8 2. Trả trước cho người bán 4,32 7,4 9,55 10,6 4,79 4,4 3. Phải thu nội bộ 12,72 21,8 4,24 4,7 51,75 47,5 4. Phải thu khác 11,44 19,6 11,18 12,4 5,78 5,3 5. Tổng các khoản phải thu 58,36 100 90,13 100 108,94 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)
Trong tổng TSLĐ các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn biến động Xem xét bảng ta thấy: các tổng giá trị các khoản phải thu tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 31,77 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 54,4%. Các con số tương ứng khi so sánh năm 2006 so với năm 2005 là 18,81 và 20,9%. Như vậy các khoản phải thu tăng lên rất nhanh. Nhìn chung các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu nội bộ là rất cao và biến động bất thường. Ví dụ như năm 2004 khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất lên tới 51,2% và tới năm 2005 thì tỷ trọng
này tăng mạnh và chiếm 72,3%, nhưng tới năm 2006 lại giảm xuống một cách đáng kể chỉ còn 46,52%. Tỷ trọng khoản thu nội bộ cũng không ổn định. Năm 2004 khoản này chiếm 12,72%, đến năm 2005 thì giảm xuống còn 4,24%, nhưng tới năm 2006 lại tăng lên tới 51,75% và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các khoản phải thu của năm 2006.Điều này cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng chủ yếu bởi khách hàng và nội bộ Công ty vận tải biển Vinalines.
• Vòng quay các khoản phải thu.
Bảng 2.8. Vòng quay khoản phải thu
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu bán hàng 368,43 623,47 756,96 Phải thu 58,36 90,13 108,94 Vòng quay các khoản
phải thu
6,3 6,9 6,9
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)
Vòng quay các khoản phải thu của công ty khá ổn định, chỉ số này năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên chưa có một sự đột phá nào. Chỉ số này chưa phải là cao.
2.2.3.2. Tình hình sử dụng và quản lý hàng tồn kho.
Với đặc điểm Công ty Vận tải biển là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ mà cụ thể là vận tải biển do đó khoản mục này có sự khác biệt nhất định so với khoản mục hàng tồn kho ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây chuyền sản xuất. Còn đối với công ty vận tải biển Vinalines thì tồn kho chính là nguyên nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đó chính là dầu nhờn, các công cụ dụng cụ, sơn, nước…
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm2006 1. Hàng tồn kho 28,27 39,37 72,29 2. Tỷ trọng trong tổng TSLĐ 25,74 24,25 30,89 3. Doanh thu thuần 368,43 623,47 756,96 4. Vòng quay hàng tồn kho 13,03 15,8 10,47
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)
Xem xét bảng trên ta thấy, hàng tồn kho tăng lên qua các năm, và tăng mạnh nhất vào năm 2006. Hàng tồn kho tăng là một dấu hiệu không tốt, là một biểu hiện của việc quản lý và sử dụng TSLĐ chưa thực sự hiệu quả.
• Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này biến động không đều qua các năm. Năm 2005 tăng lên nhưng tới năm 2006 thì chỉ số này lại giảm xuống đột ngột. Đây là một chỉ số có thể chấp nhận được, nhưng chưa thực sự cao.
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tiền 20,64 29,58 48,64 Phải thu 58,36 90,13 108,94 Hàng tồn kho 28,27 39,37 72,29 TSLĐ khác 2,56 3,3 4,13 Tổng TSLĐ 109,83 162,38 234 Nợ ngắn hạn 75,74 186,64 365,63 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,45 0,87 0,64 Hệ số thanh toán nhanh 1,04 0,74 0,67 Khả năng thanh toán tức thời 0,3 0,16 0,13
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)
• Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là khá nhỏ. Năm 2005, và năm 2006 chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, điều đó có nghĩa là TSLĐ không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy khả năng thanh toán của công ty giảm dần qua các năm. Đây là một vấn đề đáng lo ngại của công ty, buộc các nhà quản trị tài chính phải có chính sách để khắc phục.
• Về khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời
Có một thực trạng tương tự xảy ra đối với chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty. Năm 2004 chỉ tiêu này lớn hơn 1, thể hiện nếu không tính tới khoản mục hàng tồn kho và khoản mục đầu tư chứng khoán ngắn hạn của công ty bằng 0 thì tiền và các khoản phải thu có thể đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng giảm xuống tới giá trị nhỏ hơn 1. Điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty đang giảm.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp. Tiền mặt không đủ để đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy được khả năng thanh toán của công ty ngày càng giảm sút. Mặc dù TSLĐ tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng các khoản nợ ngắn hạn lớn hơn, và vì công ty chưa có một cơ cấu TSLĐ hợp lý đã dẫn đến tình trạng trên.
• Chỉ tiêu vòng quay TSLĐ
Bảng 2.11. Vòng quay TSLĐ
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần 368,43 623,47 756,96 TSLĐ bình quân 85,36 136,11 198,19
Vòng quay TSLĐ 4,32 4,58 3,82
Hệ số đảm nhiệm TSLĐ 0,23 0,22 0,26
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng trên ta thấy vòng quay TSLĐ biến động của công ty tuy có tăng và giảm nhưng giá trị khá ổn định.Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm khá nhỏ. Đây cũng do đặc điểm của công ty, là một doanh nghiệp mà doanh thu chủ yếu được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ.
Bảng 2.12. Sức sinh lợi của TSLĐ
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Lợi nhuận sau thuế 20,68 25,21 29,93 TSLĐ bình quân 85,36 136,11 198,19 Sức sinh lợi của TSLĐ 0,24 0,19 0,15
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)
Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, nó thể hiện việc sử dụng TSLĐ có hiệu quả hay không. Sức sinh lợi giảm qua các năm. Điều đó cho thấy việc sử dụng TSLĐ chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Do vậy các nhà quản trị tài chính cần phải có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng TSLĐ tại công ty
2.3.1. Các thành tựu đã đạt được
Công ty vận tải biển Vinalines là mới được tách ra từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tuy với thời gian thành lập chưa lâu và phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệtnhưng qua quá trình hoạt động cũng đã thu được những thành công, và đã tìm ra cho mình những hướng đi đúng để công ty ngày một phát triển.
• Trong những năm qua, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên không ngừng, thể hiện công ty đang phát triển.
• Tổng tài sản nói chung và TSLĐ nói riêng tăng qua các năm. Năm 2005 tuy tỷ trọng TSLĐ so với tổng TS nhỏ hơn so với năm 2004 nhưng về giá trị tổng TS và TSLĐ đều tăng. Cụ thể: Năm 2005 giá trị TSLĐ tăng 15,6 tỷ so với 2004. Đặc biệt đó là sự tăng đột biến về giá trị TSLĐ ở năm 2006. Việc tăng lên của tài sản
và tài sản lưu động thể hiện rõ rệt sự tăng lên về quy mô. Công ty đã đầu tư vào TSCĐ để mở rộng kinh doanh.
• Đã có biện pháp quản lý tiền và các khoản phải thu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Vòng quay khoản phải thu và vòng quay TSLĐ tuy chưa cao nhưng khá ổn định, thể hiện công ty đã áp dụng những phương pháp để quản lý TSLĐ. • Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSLĐ cũng được cải thiện qua các năm. Chỉ tiêu
vòng quay TSLĐ
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
2.3.2.1. Những hạn chế
• Công ty duy trì một cơ cấu TSLĐ còn chưa hợp lý
Tiền mặt còn giữ nhiều. Tiền mặt giữ nhiều sẽ đảm bảo khả năng thanh toán tuy nhiên khả năng sinh lợi lại rất hạn chế. Nhìn vào cơ cấu TSLĐ ta thấy hạn chế lớn nhất của Công ty đó chính là thiếu các khoản đầu tư vào chứng khoán, điều này làm giảm khả năng sinh lợi của Công ty đi rất nhiều.
• Các khoản phải thu có xu hướng tăng lên qua các năm. Doanh nghiệp đã duy trì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn trên tổng tài sản lưu động trong vòng 3 năm. Đa số các khoản phải thu ở đây là phải thu khách hàng và phải thu nội bộ. Như vậy các khoản phải thu này có khả năng thanhkhoản không cao, điều này sẽ đe doạ đến khả năng thanh toán của Công ty. Kỳ thu tiền bình quân còn khá cao. Như vậy Công ty chưa có một chính sách hợp lý trong việc thu hồi nợ.
• Hàng tồn kho tăng lên qua các năm dẫn đến tốn kém chi phí lưu kho và bảo quản hàng tồn kho của Công ty. Vòng quay hàng tồn kho chưa cao. Công ty cần có kế hoạch để dự trữ hợp lý hơn.
• Cơ cấu tài trợ cho tài sản chưa thực sự hợp lý. Công ty đã đầu tư vào TSLĐ hoàn toàn bằng những khoản nợ ngắn hạn, và sử dụng cả những khoản nợ ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ. Điều này làm tăng chi phí và rủi ro cho Công ty.
• Khả năng thanh toán ngày càng giảm và trong năm 2006 TSLĐ chưa đủ để thanh toán cho những khoản nợ ngắn hạn.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế đó:
• Nguyên nhân khách quan:
o Công ty Vận tải biển Vinalines là công ty trực thuộc Tổng Công ty hàng hải Việt Namvì vậy mọi hoạt động đều chịu sự quản lý của Tổng công ty. Công ty chưa được chủ động nhiều trong hoạt động kinh doanh, cũng như là sử dụng và đầu tư vào các loại tài sản. Cơ hội đầu tư là hết sức quan trọng và nếu chớp được cơ hội đầu tư ngắn hạn khả năng sinh lợi của Công ty còn lớn hơn nữa.