Tình hình chung của hệ thống phân phối thực phẩm hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối (Trang 39)

6. Kết cấu luận văn

4.1. Tình hình chung của hệ thống phân phối thực phẩm hiện nay

4.1.1. Giới thiệu khái quát về ngành lƣơng thực thực phẩm

o Theo thống kê vào năm 2007 của Hội lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cĩ khoảng 4094 doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm được cơ cấu như sau:

Bảng cơ cấu doanh nghiệp chia theo loại hình hoạt động:

Loại hình Số lượng

doanh nghiệp

Tỷ lệ %

Doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi

612 14.9

Cơng ty TNHH 1993 48.7

Doanh nghiệp nhà nước 560 13.7

Doanh nghiệp tư nhân 686 16.8

Cơng ty cổ phần 67 1.6

Hợp tác xã 176 4.3

Tổng 4094 100

(Nguồn: Hội lương thực thực phẩm Tp.HCM)

o Cĩ 43,88% doanh nghiệp đã xuất khẩu 20,5% doanh nghiệp cĩ triển vọng xuất khẩu.

o Giá trị sản lượng của ngành LT-TP chiếm 23,4% giá trị tổng sản lượng của tịan thành phố, giữ vị trí khá quan trọng . Trong đĩ cĩ 65% sản lượng cho xuất khẩu.

o Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Châu Á (48%), Châu Âu (30%), Bắc Mỹ (19%) và thị trường các nước khác (3%).

o Đặc điểm ngành chế biến thực phẩm là rất đa dạng và phong phú về chủng lọai các mặt hàng, cĩ nguồn nguyên liệu dồi dào và phong phú từ các sản phẩm ngành trồng trọt và chăn nuơi,

đánh bắt và nuơi trồng thủy sản của các khu vực lân cận.

(Nguồn: www.ffa.com.vn, số liệu được thống kê vào ngày 8/3/2007)

4.1.2. Xu hƣớng ngƣời tiêu dùng về thực phẩm chế biến hiện nay

Thị trường thực phẩm chế biến, sơ chế của Việt Nam vài năm gần đây đang cĩ tốc độ phát triển từ 20- 40% mỗi năm. Trong cuộc sống hiện đại, thực phẩm chế biến sẵn là những sản phẩm đi liền với đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.

Vào những năm tới, cùng với quá trình đơ thị hố, thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao, với tốc độ dự kiến trên 150%/năm. Tiếp đến là các loại hình truyền thống như cửa hàng của các hợp tác xã, các hộ kinh doanh độc lập tăng khoảng trên 30%/năm nhưng vẫn là loại hình kinh doanh chiếm trên 80% doanh thu nhĩm hàng thực phẩm. Phải khẳng định rằng chính xu hướng tiêu dùng tại các siêu thị và cửa hàng tự chọn đã tạo nên sự sơi động và mức tăng trưởng nhanh chĩng của thị trường thực phẩm chế biến Việt Nam hiện nay.

Trong thời kỳ vệ sinh an tồn thực phẩm lúc nào cũng là chuyện khiến người ta lo ngay ngáy thì cĩ thể thấy ngay rằng thực phẩm đơng lạnh cĩ độ đảm bảo chất lượng ổn định hơn do đã qua khâu kiểm định nghiêm ngặt. Điều lo ngại duy nhất là chất lượng của thực phẩm chế biến sẵn về hàm lượng chất bảo quản và phụ gia thực phẩm. Nếu là người tiêu dùng thơng thái, cần tự bảo vệ chính bản thân bằng cách tìm đến những sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín. Với họ, chỉ những nguyên liệu, phụ gia đạt tiêu chuẩn chất lượng và cĩ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mới được phép sử dụng vào quá trình chế biến. Thành phẩm chế biến của những nhà sản xuất cĩ uy tín đều phải trải qua những đợt kiểm tra chất lượng trước khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Những năm qua, trên thị trường khơng chỉ xuất hiện nhiều nhà sản xuất mới làm tăng thêm tính đa dạng của sản phẩm thực phẩm chế biến mà những cơng nghệ mới với cơng nghệ hút chân khơng bảo quản cũng được mạnh dạn áp dụng. Ngồi thực phẩm đĩng hộp hay thực phẩm đơng lạnh, các sản phẩm thức ăn chế biến sẵn

hiện nay rất phong phú và nhiều chủng loại cĩ thể kể đến hàng trăm mĩn ăn khác nhau. Chỉ cần lướt qua quầy đơng lạnh tại các siêu thị như Intimex, Big C, Fivimart, người nội trợ sẽ bị hấp dẫn ngay bởi sự đa dạng và tiện lợi của dịng sản phẩm chế biến, sơ chế.

Sản phẩm của một số các nhà sản xuất trong nước đang chiếm được lịng tin của người tiêu dùng, do cĩ khả năng làm hài lịng về chất lượng sản phẩm, thương hiệu của sản phẩm, uy tín và truyền thống của nhà sản xuất. Thế mạnh của các nhà sản xuất thực phẩm chế biến trong nước chính là đã khai thác, chế biến được các chủng loại sản phẩm mang hương vị Việt, gĩp phần nâng cao giá trị văn hĩa ẩm thực Việt Nam.

Chính việc đưa ra nhiều mặt hàng tiện dụng cĩ giá trị gia tăng cao, người nội trợ chỉ cần mua về hâm nĩng hay thả vào nồi nấu luơn mà khơng phải mất thời gian cho các cơng đoạn sơ chế giúp cho người phụ nữ ngày nay bớt dần áp lực, vất vả trong việc bếp núc, đang và sẽ tạo nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn.

Thị trường thực phẩm chế biến hấp dẫn khơng chỉ đối với nhà sản xuất mà cả cịn các nhà phân phối. Ngồi các sản phẩm đơng lạnh, chế biến và sơ chế của các nhà sản xuất cơng nghiệp, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các siêu thị tại Hà Nội cũng đang đua nhau đưa ra các sản phẩm sơ chế tươi và thức ăn ngay do siêu thị tự làm.

Fivimart thay đổi các trang thiết bị hiện đại cho quầy thực phẩm sơ chế và tuyển đội ngũ nhân viên bếp, chế biến giỏi về làm. Hiện tại, quầy sơ chế, chế biến sẵn tại mỗi siêu thị cĩ đến hơn 100 mĩn ăn chế biến chín và sơ chế… Nếu như các mĩn “ruột” của Intimex, cĩ lượng bán ra tốt chủ yếu là mặt hàng chế biến chín như: cơm rang, nầm dê chiên, cánh gà, đùi gà chiên, vịt om nấm… thì tại Big C Thăng Long, bên cạnh các sản phẩm chín, siêu thị đang hướng đến những mặt hàng sơ chế. Hiện tại đã cĩ: hến bĩc sẵn tẩm gia vị, cá tươi đã lọc, chả cá...

Nguồn thực phẩm cung cấp dành cho chế biến thức ăn nhanh chiếm thị phần đáng kể tại Việt Nam phải kể đến các loại xúc xích, giăm-bơng, patê, giị chả, các mặt hàng thuỷ, hải sản chế biến. Nguồn cung cấp thực phẩm khá an tồn này sẽ dần dần thay thế thĩi quen sử dụng thức ăn đường phố của đại đa số dân cư thành thị.

Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam cịn là sự lựa chọn tất yếu của người dân trong một tương lai khơng xa vì những lợi ích tích cực cho cuộc sống và giải pháp giải phĩng sức lao động của những người nội chợ “bất đắc dĩ”. Phải khẳng định ngay rằng chính xu hướng tiêu dùng tại các siêu thị, cửa hàng tự chọn, cửa hàng ăn nhanh đã tạo nên sự sơi động và mức tăng trưởng nhanh chĩng của thị trường hàng thực phẩm chế biến tại Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Người tiêu dùng ngày càng lựa chọn sản phẩm căn cứ trên nhiều yếu tố khác nhau tùy theo mỗi ngành hàng. Thu nhập tăng, sức tiêu dùng tăng cũng làm thay đổi quan điểm tiêu dùng của người tiêu dùng.

(Nguồn : Kết quả điều tra người tiêu dung của báo Sài Gịn Tiếp Thị trong quý 4/2008)

Kết quả điều tra trên cho thấy rằng: Yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sản phẩm của người tiêu dùng (đối với mặt hàng thực phẩm chế biến) là sự dễ mua (kênh phân phối) chiếm đến 36%, kế đến là thương hiệu 31,7%.

Yếu tố giá cả chỉ chiếm 17,5%. Chất lượng khơng được xem là tiêu chí lựa chọn quan trọng vì đa số người tiêu dùng nhận định hàng hố hiện nay đều được các nhà sản xuất cam kết về mặt chất lượng. Nhiều người tiêu dùng cịn cho rằng, khơng

Bảng 4.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (đối với mặt hàng thực phẩm chế biến)

Giá cả 17.50% Thương hiệu 31.70% Dễ mua, 36% Chất lượng 3.90% Khuyến mãi, 2.40% Mẫu mã, 2.10% Sản phẩm mới 1.70% Lý do khác 4.70%

quan trọng chất lượng nữa vì thương hiệu đã bao hàm chất lượng: “đến một điểm mua sắm thuận tiện dễ tìm và chọn ngay một sản phẩm cĩ thương hiệu quen dùng mà mình đã tin tưởng, là cách mua sắm chắc cú nhất”.

Tiêu chí chất lượng chỉ cịn thể hiện mạnh vai trị ở cửa hàng tiện lợi, và cửa hàng chuyên. Cũng chính vì muốn cĩ sự mua sắm dễ dàng, mà vẫn an tâm về chất lượng, nên với tiêu chí chất lượng, người tiêu dùng đánh giá cao nhất tại các cửa hàng tiện lợi. Bởi nơi đây, hàng hố đã được chọn lọc sẵn, với những thương hiệu quen thuộc, đảm bảo chất lượng mà người tiêu dùng đã quen dùng. Cửa hàng chuyên, thường là nơi tập trung phân phối một nhĩm mặt hàng, với nhiều thứ hạng chất lượng để người tiêu dùng so sánh, lựa chọn, nơi đây được đánh giá cao cho sự lựa chọn khi người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng của sản phẩm.

Các chương trình khuyến mãi (2,4%), giới thiệu sản phẩm mới (1,7%) và mẫu mã mới (2,1%) khơng tác động nhiều đến quyết định chọn mua của người tiêu dùng. Số liệu này chứng tỏ sự thận trọng (bảo thủ) của người tiêu dùng. Mặt khác, cĩ thể do tâm lý tiết kiệm chi tiêu trong thời buổi khĩ khăn hiện nay, nên người tiêu dùng chỉ sắm cái thực sự cần, chứ khơng dễ dàng bị cuốn hút bởi các đợt khuyến mãi, hay lăng xê sản phẩm mới.

Nĩi như thế khơng phải các chương trình khuyến mãi là hồn tồn vơ tác dụng. Xét về hiệu quả của các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới, thì kết quả điều tra cho thấy tổ chức khuyến mãi, lăng xê sản phẩm mới tại siêu thị đem lại hiệu quả vượt trội so các kênh phân phối khác.

Nếu phải chọn mua hàng hố cĩ thương hiệu, người tiêu dùng sẽ ưu tiên chọn mua tại siêu thị (43%) và cửa hàng chuyên (41,1%). Khi chọn mua thực phẩm chế biến, người luơn xem yếu tố dễ mua là quan trọng nhất (38,9%), trong khi mua mỹ phẩm họ lại quan tâm cao nhất đến thương hiệu (47%).

Trong các kênh phân phối phổ biến hiện nay, đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) chợ và tiệm tạp hố vẫn được đánh giá là nơi mua sắm thuận tiện, dễ dàng nhất, kế đến là cửa hàng chuyên.

Theo dõi kết quả điều tra qua ba tháng liên tục cho thấy khơng cĩ sự thay đổi nhiều giữa các tháng trong những chọn lựa kể trên. Điều này cho thấy hiện nay khâu phân phối chiếm vị trí cạnh tranh rất quan trọng trong sự chọn lựa của người tiêu dùng.

4.1.3. Thực trạng hệ thống phân phối hiện nay

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cửa hàng phân phối bán lẻ của Việt Nam đang cĩ những thay đổi mạnh mẽ và căn bản, với việc xuất hiện những nhà phân phối bán lẻ chuyên nghiệp cùng hệ thống bán hàng tiện lợi, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Theo điều tra của Bộ Thương mại (Năm 2006) cĩ khoảng 40% hàng hĩa bán lẻ qua chợ, khoảng 44% qua các cửa hàng bán lẻ truyền thống, và khoảng 6% do nhà sản xuất bán thẳng cho người tiêu dùng, cịn lại đã cĩ khoảng 10% (hiện nay khoảng 14% - 15%) qua các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại (nếu tính riêng ở các đơ thị lớn thì tỷ trọng này lên tới 20%).

Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng bán lẻ tiện ích dự kiến sẽ phát triển hơn trong thời gian tới chiếm khoảng 35%-40% vào năm 2010 và 60% năm 2020 trong hệ thống bán lẻ của thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh đã cĩ 73 siêu thị phân bố trên các quận huyện, trong đĩ tập trung chủ yếu trên địa bàn quận 1, quận 10 và quận 6. Trong giai đoạn 2008- 2010, TP sẽ xây dựng mới 87 siêu thị, nâng tổng số siêu thị trên địa bàn đến năm 2010 là 160 siêu thị.

Thành Phố hiện cĩ 21 trung tâm thương mại, tập trung ở các địa bàn quận 1, quận 5, quận 6, quận Tân Bình, quận 11 và quận Bình Tân. Trong giai đoạn 2007- 2010, TP sẽ xây dựng thêm 150 trung tâm thương mại, nâng tổng số đến năm 2010 là 171.

Bên cạnh phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, Thành Phố cịn phát triển các trung tâm chuyên doanh bán buơn, cửa hàng bán lẻ. Trong đĩ, xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, giai đoạn 2007-2010, ưu tiên cho cho 2 ngành xuất khẩu chủ lực của Thành Phố là dệt may và da giày. Ngồi ra, xây dựng các trung tâm bán sỉ chuyên doanh các ngành như điện tử, vải sợi, vật liệu xây dựng, phân bĩn, rau quả, thời trang hàng hiệu. Đồng thời, phát triển các chuỗi cửa

hàng chuyên doanh, đa dạng hĩa các hình thức của hàng franchise cửa hàng đối với nhiều thương hiệu ở ngành dịch vụ như đồ uống, thời trang, siêu thị, đặc biệt là các thương hiệu được mở tại các chung cư cao cấp.

Với 86 triệu dân, trong đĩ trên một nửa dân số trẻ dưới 30 tuổi thích mua sắm, Việt Nam là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, với mức tăng khoảng 20%- 30% /năm, trong khi đĩ lượng hàng hĩa bán ra qua hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại chỉ chiếm 10% mức luân chuyển hàng hĩa của cả nước, số cịn lại thơng qua các chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Ngồi ra hệ thống chợ ngày nay cịn xuất hiện một số loại hình chợ mới như các loại chợ chuyên doanh, chợ văn hĩa - du lịch, chợ ẩm thực...

Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội và quá trình đổi mới ngành bán lẻ, các loại hình tổ chức bán lẻ theo mơ hình của các nước tiên tiến như: siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng hội viên dạng nhà kho, các loại chuỗi cửa hàng và trung tâm thương mại đã lần lượt xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương, nhất là khu vực đơ thị để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng và ngày càng cao của các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam. Khơng ít nhà sản xuất trong nước và doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi đã thiết lập được hệ thống cửa hàng theo mơ hình hiện đại chuyên bán hàng hĩa mang thương hiệu của mình...

Bên cạnh việc bán hàng qua cửa hàng, các doanh nghiệp bán lẻ cịn sử dụng hình thức bán hàng khơng qua cửa hàng, như bán hàng qua ti-vi, bán hàng trực tuyến... Hình thức bán hàng này cũng đã được áp dụng và đang phát triển mạnh ở Việt Nam, nhất là hình thức bán hàng trực tuyến (với việc hình thành các “siêu thị ảo”, “cửa hàng ảo”... trên mạng)... Ngồi ra, hình thức bán lẻ hàng hĩa qua máy bán hàng tự động cũng đã và đang được một số doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng vào Việt Nam...

Theo ơng Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đã nhận định rằng hệ thống phân phối Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất đa dạng và cạnh tranh rất quyết liệt nhất là thị trường bán lẻ. Việt Nam được xem là một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với các “đại gia” bán lẻ nước ngồi

Nhiều địa phương cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc nâng cấp hệ thống chợ thành trung tâm siêu thị-thương mại. Dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh với hàng trăm nghìn mét vuơng diện tích Trung tâm thương mại-siêu thị. Mới cách đây vài ngày, chính quyền thành phố Hà Nội cũng đã cĩ quyết định nâng cấp sửa chữa một số chợ đầu mối thành các Trung tâm thương mại, phân phối hàng hố hiện đại. Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ngãi, Bình Định, và các tỉnh Tây Nguyên cũng đang cĩ kế hoạch xây dựng các trung tâm thương mại-siêu thị lớn. Với một hệ thống phân phối-bán lẻ nội địa văn minh, hiện đại đang dần hình thành rộng rãi, hầu khắp các vùng miền trên cả nước sẽ đem đến những cơ hội lẫn thách thức đối với việc quản lý hệ thống phân phối của Cơng Ty Cầu Tre. Cơ hội vì kể từ đây Cầu Tre sẽ cĩ nhiều hợp đồng với khối lượng hàng lớn với các đối tác lớn, tuy nhiên việc thương lượng với các đối tác này đang gặp nhiều khĩ khăn đây là một thách thức lớn đối với Cầu Tre (đặc biệt là các đại gia bán lẻ như Metro, Big C).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)