II. Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong công ty
1. Giải pháp chung
1.1. Tiếp tục tổ chức và hoàn thiện tốt việc lập kế hoạch
Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh thu của công ty tăng lên đáng đáng kể là do cơ cấu đầu tư hợp lý. Công ty đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch về thị trường cũng nhu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm qua. Song việc triển khai kế hoạch còn bị coi nhẹ,bản kế hoạch vẫn chỉ là một công trình nghiên cứu, đặc biệt là công ty
chưa có kế hoạch phát triển trong dài hạn, chỉ dừng lại ở kế hoạch năm. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ kế hoạch còn quá mỏng so với nhu cầu phát triển của công ty hiện nay. Để khắc phục tình trạng đó công ty cần;
c Cần xây dựng kế hoạch phát triển trung và dài hạn cho công ty, từ đó có kế hoạch cụ thể cho phù hợp với từng năm. Vì mục tiêu phát triển lâu dài.
l Hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng năm, đi sát với điều kiện thực tế của công ty, từ đó có những kế hoạch khác về huy động nguồn vốn, phân bổ nguồn vốn...
n Cần có kế hoạch cụ thể về đầu tư xây dựng cơ bản và máy móc thiết bị, tránh tình trạng thiếu gì thì mua, nó chỉ phản ánh được nhu cầu trước mắt mà thôi. Nhất là trong điều kiện công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực hiện nay và khả năng tài chính là có hạn.
n Cần có kế hoạch chiến lược thị trường cụ thể, cũng nhu sản phẩm chủ uếy của công ty ở thị trường đó để có kế hoạch đầu tư phù hợp.
1.2. Giải pháp về quản lý
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty, hiện nay bộ máy
quản lý của công ty đã có sự điều chinh phù hợp hơn so với trước năm 2005, nhưng nó vẫn tồn tại một số hạn chế, vấn còn sự chồng chéo trong quản lý, quy định nhiệm vụ chưa rõ ràng giữa các phòng ban, còn thiếu các phòng ban chức năng khác, do vậy sự gắn kết công việc giữa các phòng ban chưa hiệu quả. Do vậy cần có những quy định cụ thể nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban gắn với trách nhiệm và quyền lợi cụ thể. Bổ sung các phòng ban chức năng cần thiết khác.
Tiếp tục duy trì tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO9001:2000 đang thực hiện, từng bước áp dụng cho toàn bộ các khâu trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp, phương pháp và quy định hành chính, kinh tế, kỹ thuật, tổ chức... dựa trên những thành tựu khoa học, kỹ thuật nhằm sử dụng tối ưu các tiềm năng trong doanh nghiệp để đảm bảo duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng ( sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng) nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội với chi phí thấp nhất.
Còn quản lý chất lượng toàn diện là cách tổ chức quản lý của một tổ chức tập trung vào chất lượng thông qua việc động viên để thu hút mọi thành viên tham gia tích cực vào quản lý chất lượng ở mọi cấp, mọi khâu trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao nhất.
Quản lý chất lượng toàn diện lấy con người làm trung tâm. con người là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mọi thành viên trong doanh nghiệp từ giám đốc, các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đến người lao động đều có vai trò và trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, ý thức tự giác, lòng nhiệt tình và khả năng trang bị kiến thức, phương tiện quản lý chất lượng. Do đó, có thể coi quản lý chất lượng toàn diện là việc biến quản lý chất lượng thành quá trình tự quản của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, để thực hiện được quản lý chất lượng toàn diện cần làm cho mọi thành viên ý thức được trách nhiệm của mình, được trang bị đầy đủ về kiến thức quản lý và gắn quyền lợi với chất lượng do mình làm ra. Ngoài ra, quản lý chất lượng toàn diện còn chú trọng tới vai trò của tổ nhóm chất lượng, coi đó là biện pháp không thể thiếu được nếu muốn quản lý chất lượng thu được kết quả tốt.
Quản lý chất lượng toàn diện tập trung vào quản lý mọi yếu tố, mọi khâu trong quá trình sản xuất thay vì quản lý sản phẩm. Quản lý chất lượng toàn
diện phát triển tính linh hoạt và không ngừng nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm.
1.3. Giải pháp triệt để các nguyên tắc hoạch toán kinh doanh
Nguyên tắc này nhằm tạo uy tín của công ty, cũng nhu thuận lợi cho việc
huy động vốn, buộc các doanh nghiệp phải phát huy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty thực hiện hoạch toán kinh doanh độc lập nên công ty luôn tạo động lực khuyến khích người lao động từ đó nâng cao năng suất lao động và phát huy sáng kiến của các cán bộ công nhân viên trong công ty từ đó tiết khiệm được chi phí.
Lấy thu bù chi có lãi, thực hiện giám sát bằng tiềm, chịu trách nhiệm bằng vật chất và được khuyến khích bằng lợi ích vật chất, đảm bảo tính tự chủ của các đơn vị thành viên.
1.4. Giải pháp đối với việc quản lý bảo dương tài sản cố định
Đối với các doanh nghiệp đầu tư cơ bản luôn là vấn đề được tính
đến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một cơ sở kinh doanh bao giờ cũng cần có cơ sở hạ tâng riêng. Trong nhưng năm gần đây mặc dù đã có sự đầu tư, nhưng với nhu cầu phát triển của công ty hiện nay việc đầu tư là rất cần thiết. Trước mắt là giải quyết vấn đề về kho bãi, các cơ sở chế biến, nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, và tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất văn phòng nhằm phục vụ cho công tác quản ly và cho thuê