Một số giải pháp về nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trong Công ty Xuất nhập khẩu LTTP HN (Trang 46 - 50)

II. Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong công ty

5. Một số giải pháp về nguồn vốn

5.1 về huy động vốn

Tăng cường nguồn vốn đầu tư là một việc không thể không làm trong

thời điểm hiện nay của lương thực thực phẩm Hà Nội . Công ty không chỉ dựa vào lượng vốn cấp phát từ ngân sách hay nguồn tự bổ sung của chính mình mà cần tìm nhiều nguồn vốn như đi vay ngân hàng, vay từ trong nội bộ, sử dụng các quỹ chưa sử dụng để tăng lượng vốn đầu tư.

- Đối với nguồn vốn ngân sách có số lượng hạn chế nhưng không phải trả chi phí vay nên để đầu tư các hạng mục dài hạn.

- Đối với nguòn vốn tự có là các khoản lợi nhuận để lại cần chú ý để tái đầu tư quay vòng vốn nhanh cho hoạt động của chu kỳ kinh doanh sau

- Với các nguồn vốn đi vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì phải nghiên cứu rõ ràng, chính xác tính khả thi và khả năng thu hồi vốn để đảm bảo điều kiện được vay; và thực hiện đầu tư cẩn trọng để bảo toàn vốn và có chi phí trả lãi vay.

- Công ty cũng không ngừng có nhiều biện pháp để huy động vốn nội bộ thông qua các chế độ đãi ngộ và sự đảm bảo kinh doanh có lãi

Tất cả các hoạt động huy động vốn này đều phải hoàn trả và phải chịu chi phí mà cá hoạt động đầu tư đều có rủi ro nên Công ty phải tính toán thậtt kỹ chi phi và kết quả của mỗi hoạt động đầu tư như thế nào cho hợp lý.

Công ty cần có nhiều biện pháp để huy động được càng nhiều thì càng hữu ích cho thời điểm hiện nay của Công ty. Công ty cần huy động vốn từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức và nhiều biện pháp thanh toán khác nhau để san sẻ rủi ro

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì không chỉ chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước mà doanh nghiệp phải luôn tự mình tìm cách bổ xung nguồn vốn kinh doanh. Đối với Công ty XNK lương thực thực phẩm Hà Nội , nguồn vốn tự bổ xung của đơn vị được lấy từ lợi nhuận hàng năm và quỹ phát triển sản xuất của đơn vị. Với số vốn hiện nay của Công ty không thể đáp ứng tất cả các thương vụ kinh doanh XNK, do vậy cần có các chính sách sử dụng vốn hợp lý bằng cách ưu tiên vốn cho các mặt hàng kinh doanh có lãi suất cao, tăng vòng quay vốn lưu động kết hợp với việc khai thác nguồn vốn bên ngoài như:

+ Khai thác nguồn vốn từ liên doanh liên kết.

+ Huy động nguồn vốn từ công nhân viên trong Công ty và sử dụng các phương thức thanh toán hợp lý.

Đặc biệt, Công ty cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, bảo lãnh của Tổng Công ty trong việc vay vốn để xây dựng các hệ thống bồn chứa, kho nổi,

mua sắm phương tiện vận tải nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công việc nhập khẩu xăng dầu . . .

Do cơ cấu của Công ty còn nhỏ nên việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu và phát hành cổ phiếu là khó khăn. Giải pháp tốt nhất là Công ty có thể đi vay vốn từ các ngân hàng thương mại, có thể vay dài hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên, trước khi có quyết định đi vay vốn thì Công ty nên tính toán, so sánh và cân nhắc giữa lãi suất tiền vay với tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh có thể mang lại hiệu quả cho hoạt động vay vốn. Ngoài ra, Công ty có thể huy động vốn bằng cách khuyến khích công nhân viên trong Công ty gửi tiết kiệm tại Công ty. Huy động theo cách này không chỉ mang lại nguồn vốn đáng kể cho Công ty mà còn gắn chặt lợi ích của công nhân viên với lợi ích của Công ty, điều đó sẽ khuyến khích họ làm việc một cách tích cực hơn

5.2. về sử dụng vốn

Nguồn lực về vốn luôn là một nhân tố quyết định, tác động đến cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh không chỉ thể hiện qua số lượng vốn có được mà còn là khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp:

+ Hiệu quả cao khi sử dụng nguồn vốn sẽ làm cho nhu cầu về nguồn vốn của doanh nghiệp giảm tương đối, do đó sẽ cần ít vốn hơn cho những nhu cầu kinh doanh nhất định, từ đó chi phí cho sử dụng vốn sẽ giảm đi, tăng lợi thế cạnh tranh về chi phí. Ngoài ra, giảm nhu cầu về vốn rất cần thiết trong điều kiện thiếu vốn của doanh nghiệp.

+ Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn tác động trực tiếp đến khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh vì nó liên quan đến chi phí cơ hội khi sử dụng vốn.

+ Sức cạnh tranh phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, lợi thế đó thể hiện ở những khía cạnh khác nhau, trong đó có lợi thế về chi phí và lợi thế về tính khác biệt của sản phẩm. Hiệu quả sử dụng vốn liên quan đến khả năng đầu tư cho đổi mới công nghệ, từ đó tạo ra cho doanh nghiệp khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, khác biệt hoá sản phẩm và giảm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty:

Thứ nhất, để xác định tính hiệu quả trong việc huy động vốn, cần xây

dựng phương án kinh doanh và dự án đầu tư một cách sát thực, tính toán hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện mới, luôn luôn biến động của thị trường.

Thứ hai, cần xem xét lại quy mô và cơ cấu vốn trong điều kiện thị

trường nhất định của Công ty, mạnh dạn thanh lý hoặc chuyển nhượng những thiết bị không sử dụng được để giải phóng vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, đồng thời lựa chọn cơ cấu vốn một cách hợp lý, tránh tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn.

Thứ ba, Công ty cần lựa chọn đúng phương hướng đầu tư tuỳ theo giai

đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Khi sản phẩm đã đến thời kỳ bão hoà thì cần có các nghiên cứu đổi mới sản phẩm, nhưng khi sản phẩm ở giai đoạn tăng trưởng thì không nên đầu tư theo hướng đó, mà cần chú ý đổi mới, cải tiến quy trình công nghệ để giảm chi phí, tạo lợi nhuận cao hơn, tăng lợi thế cạnh tranh.

Thứ tư, Công ty có thể tăng đáng kể lượng vốn lưu động cần thiết,

nghĩa là tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, từ đó tăng tỷ suất lợi nhuận, bằng cách áp dụng phương pháp “vừa đúng thời điểm” trong việc dự trữ hàng hoá. Để làm được điều đó, Công ty cần lựa chọn những nhà cung ứng ở gần, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu sản phẩm và các loại vật tư khác

ngay khi cần đến. Nếu áp dụng phương pháp này, Công ty còn có cơ hội giảm bớt nhu cầu kho tàng, giảm nhu cầu vốn cố định và vốn đầu tư ngay cả khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh.

Qua đây, có thể thấy được nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện cho Công ty tăng cường sức mạnh tài chính, nâng cao sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trong Công ty Xuất nhập khẩu LTTP HN (Trang 46 - 50)

w