I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THU HÚT FDI CỦA
1. Định hướng phát triển Kinh tế-Xã hội của Tỉnh Phú Thọ
1.1. Các chỉ tiêu Kinh tế-Xã hội cơ bản tới 2020
Quan điểm phát triển
- Đảm bảo tính hài hoà giữa phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững với bảo vệ môi trường sống. Phú Thọ hiện vẫn là một tỉnh nghèo nên cần phải có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh để bắt kịp sự phát triển chung của cả nước. Tốc độ phát triển nhanh sẽ đưa nhiều người thoát khỏi cảnh đói nghèo, góp phần tạo ra sự ổn định xã hội. Tỉnh sẽ phát huy cả nội lực và ngoại lực, sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và vị trí địa lý, tài nguyên và nguồn nhân lực để phát triển. Tuy vậy, bên cạnh việc phát triển kinh tế, cần đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sống, môi trường xã hội nhằm có được tiền đề cho tăng trưởng trước mắt và lâu dài, đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn tiếp tục nhận được lợi ích từ quá trình tăng trưởng.
- Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.Điều này được thể hiện không chỉ ở chỗ năng suất lao động tăng, môi trường được bảo vệ mà còn ở sự tiến bộ xã hội; sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn và thể hiện ở sự đảm bảo có được tốc độ tăng nhanh trong thời gian dài. Bên cạnh tăng khối lượng đầu tư phát triển các năm còn cần cải thiện hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực. Tiến tới giảm dần sự phân biệt giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các vùng nông thôn với thành thị.
- Đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị và giữ gìn quốc phòng. Đây cũng là quan điểm chung của cả nước, bên cạnh sự phát triển kinh tế vẫn giữ vững ổn định chính trị, độc lập tự chủ về chính sách và toàn vẹn lãnh thổ. Tỉnh Phú Thọ cũng sẽ tham gia vào thế trận này, góp phần giữ vững an ninh chung, bảo vệ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
M
Mục tiêu chung
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tránh tụt hậu: Quyết tâm xây dựng Phú Thọ thành một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm sau các thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước. Phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch với cả nước về trình độ phát triển và mức sống dân cư, trong đó tiêu biểu nhất là thu hẹp mức chênh lệch GDP/người của tỉnh so với mức trung bình của cả nước và tiến tới vượt mức trung bình của cả nước về chỉ tiêu này. Phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh tụt hậu để đến năm 2020 đạt GDP/người gấp khoảng gần 7,0 lần so với năm 2000. Nguồn lực con người được phát huy, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế được tăng cường, vị thế của Phú Thọ được nâng lên cho xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc.Chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được nâng cao, phấn đấu mọi người trong độ tuổi lao động đều có việc làm, hạn chế mức thấp nhất tốc độ phân hoá giàu nghèo.
Thu hút tối đa mọi nguồn lực nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới năm 2020: Tìnhphấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH để tới năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh, tỉnh cần thu hút có hiệu quả mọi nguồn lực, đặt biệt là đầu tư nước ngoài và đầu tư từ khu vực dân doanh, huy động manh mẽ vốn và trí tuệ từ các thành phần kinh tế khác.
Các mục tiêu cụ thể
Dựa trên quan điểm phát triển KT-XH, các mục tiêu chung cho tơi năm 2020, tỉnh đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: Vào năm 2010, GDP/người của tỉnh đạt khoảng 85% mức trung bình cả nước (tốc độ tăng GDP đạt khoảng 11,5%/năm) và đến năm 2020, GDP/người của tỉnh vượt mức trung bình của cả nước tương đối khá và bằng 118,5% (tốc độ tăng GDP đạt mức 11%/năm). Trong trường hợp này đòi hỏi đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khoảng 16%/năm. Đây là mức cao so với mức đầu tư tăng hàng năm trong giai đoạn vừa qua 14,5%/năm, những có biện pháp hữu hiệu thì có thể đạt được.
Các chỉ tiêu KT-XH cơ bản đến 2020
Bảng I I.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Phú Thọ giai đoạn 2007-2020
STT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị
tính 2007 2010 2020
1 Tốc độ tăng GDP % 10,8 11,5 11,0
2 Tổng GDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 9.190 10.781 30.836
3 Giá trị xuất khẩu TriệuUSD 180,5 300 500
4 GDP bình quân đầu người 1.000đồng 6.807 7.784 20.849
5 Tỷ lệ huy động ngân sách/GDP % 9,3 11 15
6 Tỷ lệ tích luỹ đầu tư/GDP % 28,0 30.0 40,0
Nguồn: Quy hoạch KT-XH Phú Thọ 2007-2020
Tỉnh Phú Thọ đề ra mục tiêu tốc độ tăng GDP trong giai đoạn 2007-2020 là khoảng 10-12%/năm. Trong khi năm 2007 tốc độ tăng GDP là 10,8%/năm thì mục tiêu trên hoàn toàn có thể thực hiện được. Đến năm 2020, với tốc độ tăng trưởng như trên, GDP dự kiến là 30.836 tỷ đồng, GDP/người là 20,849 triệu đồng, tương đương với 1303 USD/người, gấp 3 lần so với hiện nay và vượt mức trung bình của cả nước (Xem bảng II.1). Tỷ lệ huy động ngân sách cũng sẽ tăng dần qua các năm, mục tiêu đến 2010 là 11% và năm 2020 là 15% so với GDP. Tỷ lệ tích lũy đầu tư cũng đặt mục tiêu 40% so với GDP vào năm 2020. Giá trị xuất khẩu đặt mục tiêu đạt được 300 triệu USD vào năm 2010 và 500 triệu USD vào năm 2020.
Bảng II.2: Cơ cấu kinh tế của Phú Thọ giai đoạn 2007-2020
ST T Cơ cấu GDP Đơn vị tính 2007 2010 2020 Tổng GDP % 100,00 100,00 100,00 Theo ngành kinh tế 1 Công nghiệp % 38,00 46,00 50,00 2 Nông nghiệp % 27,00 18,91 10,00 3 Dịch vụ % 35,00 35,09 40,00 Theo thành phần kinh tế
4 Kinh tế quốc doanh % 34,60 30,90 20,00
5 Kinh tế ngoài quốc doanh % 54,30 54,90 60,00
6 Kinh tế có VĐTNN % 11,00 14,20 20,20
Nguồn: Quy hoạch KT-XH Phú Thọ 2007-2020 Về cơ cấu kinh tế theo ngành: Tỉnh chủ trương tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của toàn tỉnh. Trong khi năm 2007, tỷ trọng của ngành nông nghiệp chiếm tới 27,00% (Xem bảng II.2)
thì tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn là 10,91% và đến năm 2020, tỷ trọng này là 10,00%. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu như vậy là rất nhanh, tuy nhiên với thực trạng gia tăng nhanh chóng của khu vực công nghiệp và dịch vụ như hiện nay thì mục tiêu trên hoàn toàn có thể thực hiện được: Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,6%, sản xuất dịch vụ tăng 15,1%, trong khi nông lâm nghiệp chỉ tăng 3,2%. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ tăng 2 con số như vậy, tỉnh hoàn toàn có thể có cơ cấu của một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Năm 2020, mục tiêu là ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm 90% GDP toàn tỉnh.
Về cơ cấu kinh tế theo thành phần: Tỉnh chủ trương cần duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, song song với đẩy mạnh việc đổi mới quan hệ sản xuất, phát huy quyền làm chủ sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế nhằm huy động tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh kinh tế - xã hội. Khu vực kinh tế Nhà nước phải nắm được những khâu trọng yếu, then chốt của nền kinh tế, có vai trò quyết định những lĩnh vực thiết yếu, tuy nhiên cũng khuyến khích tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh như kinh tế liên doanh, kinh tế hộ gia đình, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,... Do đó, tỷ trọng của kinh tế quốc doanh sẽ ngày càng giảm xuống, nhường chỗ cho kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ chiếm tới 60%, còn lại kinh tế quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mỗi khu vực chiếm 20%.
Về phát triển kinh tế từng ngành:
Phát triển công nghiệp
Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,6% năm (giai đoạn 2007 -2020) và 12,5% năm (giai đoạn 2010 - 2020). Theo đó, Phú Thọ tập trung đầu tư phát triển nhanh những ngành công nghiệp có ưu thế phát triển để tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả. Các sản phẩm có sức cạnh tranh cao là:
Công nghiệp chế biến nông sản, lâm, thuỷ sản. Sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng.
Khai thác và chế biến khoáng sản.
Trong đó, hướng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập, đồng thời tỉnh sẽ tổ chức huy động tốt mọi nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp; kết hợp hài hoà giữa cũ và mới; giữa quy mô lớn và quy mô nhỏ; trang bị hiện đại; đào tạo nhanh đội ngũ quản lý và công nhân có tay nghề cao; phát triển công nghiệp gắn với phát triển nông - lâm - thuỷ sản, du lịch và môi trường.
Phát triển nông - lâm - thuỷ sản
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt 4%/năm (giai đoạn 2007 - 2010) và 3,7% năm (giai đoạn 2010 - 2020), GDP tương ứng là 1.307 tỷ đồng và 1.761 tỷ đồng.Phương hướng chính đến năm 2020 để đạt mục tiêu trên là:
- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững, hiệu quả. - Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Hình thành cơ chế kết hợp chặt chữ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nghề ở nông thôn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
- Có chính sách đồng bộ, đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghiệ, xây dựng cơ cấu hạ tầng nông thôn, tạo đà cho nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững. - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo giá cả nông sản ổn định.
- Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm, phát huy quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân và các hợp tác xã.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển như kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại làm động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển với tốc độ nhanh.
Phát triển dịch vụ
Hướng phát triển toàn diện các ngành dịch vụ, nhưng tập trung ưu tiêu phát triển nhanh dịch vụ vận tải hàng và du lịch. Mục tiêu toàn ngành: tốc độ tăng trưởng GDP đạt
12,8%/năm (2007 - 2020). Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng từ 35,0% lên 36,0% vào năm 2010 và 40,0% vào năm 2020.
Thương mại: duy trì và phát triển thương mại nhiều thành phần để lưu thông hàng hoá nhanh. Sớm hình thành các trung tâm thương mại lớn ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các trung tâm thương mại vừa ở các huyện, trung tâm thương mại nhỏ ở thị tứ, trung tâm cụm xã. Phát triển hệ thống chợ đầu mối và chợ nông thông.
- Nội thương: Làm tốt khâu cung ứng và tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn tỉnh
- Ngoại thương: làm tốt chức năng thu mua xuất khẩu hàng hoá. Phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 20% - 25%.
Duy trì và giữ vững các thị trường tiêu thụ truyền thống và tích cực tìm thị trường mới để xuất khẩu hàng hoá.
Du lịch: phát triển tổng hợp, đa dạng các loại hình du lịch nhằm khai thác triệt để các tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó ưu tiên phát triển du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Trọng điểm đầu tư tập trung và Khu di tích Đền Hùng, khu du lịch nước khoáng nóng La Phù - Thanh Thuỷ, khu du lịch đầm Ao Châu - Hạ Hoà, khu du lịch quốc gia Xuân Sơn - Thanh Sơn.. Phấn đấu đạt mục tiêu đón khách nội địa: 155.000 lượt vào năm 2010, 285.000 lượt vào năm 2010 và 35.000 lượt vào năm 2020.
Các chỉ tiêu văn hóa- xã hội
Phú Thọ phấn đấu mỗi năm giảm đựơc 1% - 2% hộ nghèo, đến năm 2020 số hộ nghèo giảm tới mức thấp nhất. Để đạt được điều đó tỉnh sẽ hỗ trợ, hướng dẫn họ về vốn, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, giúp họ tiếp cận với cách làm ăn mới, tiếp cận với thị trường tìm cách vươn lên để thoát nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước với thương binh, liệt sỹ và người có công...Đẩy mạnh phong trào toàn dân phòng chống ma tuý, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư.
Bảng II.3: Một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội cơ bản của Phú Thọ(2007-2020)
9 Số học sinh/vạn dân Học sinh 2.191 2.230 2.315 10 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp % 33,55 38 - 40 50 - 60
11 Bác sĩ/vạn dân Bác sĩ 6,5 7,0 10,0
12 Tỷ lệ dân số được nghe đài và xem truyền hình quốc gia % 95 97 100
13 Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch % 70,3 90 100
14 Tỷ lệ dân số được dùng điện sinh hoạt % 87,1 100 100
15 Số máy điện thoại cố định/100 dân Chiếc 26 30 50
Nguồn: Quy hoạch KT-XH Phú Thọ 2007-2020
Một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội năm 2007 mà tỉnh chưa đạt được mức tuyệt đối 100% như tỷ lệ dân số được nghe đài và xem truyền hình quốc gia, tỷ lệ dân số được dùng nước sạch, tỷ lệ dân số được dùng điện sinh hoạt thì theo kế hoạch đến năm 2020 tỉnh phải đạt được mức tuyệt đối là 100%. Các chỉ tiêu khác cũng đều đặt mục tiêu tăng cao đáng kể. Mục tiêu đến 2020 có 50 máy điện thoại trên 100 dân, 10 bác sĩ/100 dân, tuổi thọ bình quân là 75 tuy cao nhưng nếu tỉnh thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững thì việc đạt được những mục tiêu xã hội này không phải là chuyện khó.
Tỉnh phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2015; thực hiện bảo hiểm, xã hội, bảo hiểm y tế, nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, đào tạo, văn hóa thể thao và sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân; phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm y tế, văn hoá, thể thao của vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Đảm bảo xây dựng tốt nếp sống văn hoá, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội; xây dựng hoàn thiện thiết chế văn hoá thông tin cơ sở từ tỉnh tới cấp xã phường, thôn bản để khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3/4 diện nghèo hiện nay, với mức nghèo tuyệt đối được cải thiện; giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3,15% hiện nay xuống mức 2- 2,5% vào năm 2020; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.