II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ TRIỂN
1. Một số giải pháp chung
A. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
Tình cần tập trung đầu tư phát triển hạ tầng theo quy hoạch, có định hướng.Quy hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thống nhất, hợp lý, tập trung dứt điểm, không dàn trải, vì như vậy hiệu quả đầu tư sẽ không cao, công trình chậm hoàn thành, khó đưa vào sử dụng. Không nên phân đều đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện, thị mà phải căn cứ theo quy hoạch phát triển kinh tế của từng huyện, thị.. Nên phát triển các ngành dịch vụ như: Thông tin liên lạc, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, điện nước, các điểm vui chơi du lịch, các khách sạn nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn, cơ bản đảm bảo các yêu cầu của các nhà đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư.
Ngoài ra, cần có những ưu đãi rõ ràng, cụ thể về tài chính, tín dụng đối với các hình thức đầu tư BTO, BT, BOT vào các địa bàn trọng điểm để hình thức này nhanh chóng được các nhà đầu tư triển khai thực hiện, góp phần hỗ trợ vốn đầu tư cho ngân sách. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt trong tương lai không xa, tỉnh Phú Thọ phải nghĩ tới việc thành lập đặc khu kinh tế để cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng.
Tỉnh phải tăng cường và nâng cao chất lượng việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, hoàn thiện và cụ thể hoá các quy hoạch liên quan, rà soát và quy hoạch quỹ đất giành cho đầu tư nước ngoài. Huy động nguồn lực để tạo mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu đất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn xây dựng và kinh doanh hạ tầng để giảm vốn đầu tư của ngân sách.
B. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh
Từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp chính quyền cơ sở đều cần phải thống nhất trong đánh giá vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ phải xác định rõ ràng rằng khi phát triển được thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa xét đến tầm ảnh hưởng cho toàn bộ nên kinh tế mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước, cụ thể là trong tỉnh, cũng trở nên năng động hơn,
hội nhập, thích nghi hơn với bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Muốn nhận thức được sâu cần có sự phối hợp giữa tất cả các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, nhân dân cư trú trên địa bàn, các sở, ban ngành trực tiếp và gián tiếp liên quan để làm sao tạo nên một không khí hoà đồng, dễ chịu, tôn trọng lẫn nhau giữa hai phía, tạo sự yên tâm và thoải mái cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Giải pháp đầu tiên cần thiết nhất hiện nay là phải trang bị cho lãnh đạo và nhân dân trên địa bàn những nhận thức đúng đắn về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chính thức thừa nhận khu vực này như một thành phần hữu cơ trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Do vậy, khu vực kinh tế này cũng cần phải được đối xử bình đẳng như các khu vực khác. Các hoạt động cụ thể để làm được điều này là:
- Thường xuyên tổ chức gặp mặt lãnh đạo các cơ quan quản lý chính quyền để quán triệt cụ thể những quan điểm của cả tỉnh về vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó lấy những người lãnh đạo này làm hạt nhân làm đầu tầu gương mẫu trong cách nhìn nhận các doanh nghiệp FDI để cấp dưới noi theo.
- Theo định kỳ, cần tổ chức các buổi hội thảo đánh giá tính hiệu quả, những đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế của cả tỉnh, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và vị trí của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế địa phương, tránh những phiền hà sách nhiễu.
- Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, cũng cần có những chế tài mạnh, xử lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch, những hành vi phá hoại phi lý của những cá nhân lãnh đạo hoặc nhóm công dân đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tạo tâm lý không an tâm trong nhà đầu tư.