Các sự cố thường gặp tại xưởng bia và cách giải quyết các sự cố đó

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xưởng bia bắc âu (Trang 45 - 50)

1. Sự cố lò hơi

Sự cố khi vận hành lò hơi là mực nước yêu cầu trong lò là 1/3 đến 2/3 lò nhưng do thất thoát nước, rò rỉ, nên lượng nước ở trong lò quá cạn ( < 1/3 lò ) thì sẽ làm cháy lò hơi do nhiệt độ trong lò là 128 - 132°C mà nước không có sẽ làm cháy các thiết bị bên trong lò.

Khắc phục:

- Nếu đã cháy thì phải ngừng hoạt động của lò hơi để sửa chữa.

- Nếu phát hiện kịp thời thì ngừng lò hơi, kều than ra cho nguội lò. Bơm nước vào lò từ từ, từng lần một.Mỗi lần bơm nước vào khoảng 1- 2 phút thì dừng lại để ổn định nhiệt độ giữa nước và nhiệt độ trong lò. Khi nhiệt độ đã ổn định bơm tiếp tục cho tới khi mực nước trong lò đạt yêu cầu thì ngừng lại. Khi bơm bắt buộc phải dừng lại nhiều lần để tránh hiện tượng chỗ nóng chỗ lạnh trong lò hơi.

- Hoặc có thể do bơm nước qua nhiều gây tràn nước thì khác phục bằng cách ngưng lò , rút nước ra khỏi lò cho tới khi mực nước đạt yêu cầu thì tiếp tục vận hành lò hơi.

2. Sự cố ở các nồi nấu:

- Nồi cháo khi nấu có độ nhớt rất cao và có nhiệt độ lớn nên dễ gây ra hiên tượng trào cháo do mở van hơi quá mạnh. Khắc phục: Chú ý không được ngay lập tức đóng van hơi vì sẽ xảy ra bỏng mà phải dùng nước đổ vào dịch cháo đang trào ra đó cho giảm độ nhớt, nhiệt độ cháo hạ xuống lúc đó mới lên đóng van hơi.

- Cánh khuấy: cánh khuấy ở các nồi lâu ngàycó thể bị dơ, nên bị gãy hoặc nghiêng. Lúc đun nấu shúng sẽ va đập vào thành thiết bị làm hỏng thiết bị . Khắc phục: Ngay khi phát hiện phải dừng cánh khuấy lại không hoạt động nưa nhưng vẫn phải nấu dịch nhưng phải khuấy bằng tay để đảm bảo cho mẻ nấu không bị hỏng và bảo đảm được năng suất. Khi nấu xong mới sửa thiết bị.

- Tắc van ở các nồi đường hoá và nồi cháo. Do không chú ý nên khi hoà trộn bột người công nhân không vận hành cánh khuấy nên bột bị vón cục, một lượng nhỏ rơi chui vào các van xả. Khi nấu chúng gặp nước và nhiệt độ cao sẽ trương nở làm tắc van. Khắc phục: Khi phát hiện ra tắc van ta phải dùng hơI nước, áp lực của hơi nước xông ngược lên van xả để đẩy hết bã ra khỏi van.

3. Sự cố ở máy làm lạnh nhanh

- Dịch đường thât thoát do các bản mỏng trao đổi nhiệt không được ép khít, tấm đệm lót cao su bi hở. Khắc phục: ép khít các bản và thay tấm đệm cao su khác

- Bã hoa, dịch đường làm tắc máy, cản trở bề mặt trao đổi nhiệt. Như vậy cần phải vệ snh lại thiết bị

- Nước muối chảy lâu ngày gây mòn bản inox, vậy phải thay bản khác.

Lượng bã lọc nhiều gây ứ đọng cản trở lọc trên bề mặt vải lọc, mao dẫn dẫn tới các ống dẫn. Vì vậy cần phải điều chỉnh lại các van, ống dẫn, van hơi điều chỉnh lại lượng chảy.

5. Sự cố thùng lên men

Dịch lên men bị chua do bị nhiễm khuẩn lactic hay axetic, nó chuyển rượu thành axit. Nếu bia bị nhiễm thì qúa trình lên men sẽ chậm lại.

Khắc phục: Cho thêm men để tiến hành lên men nhanh hơn sẽ giảm được độ đường trong dịch, chuyển hết được lượng đường thành rượu mà bia không bị chua thêm. Khi đo lại thấy lượng đường trên 3°BX thì tiến hành hạ phụ, dùng chất bảo quản cho vào để kìm hãm hoạt động của men. Tuy nhiên bia thành phẩm vẫn có chất lượng kém.

Với sự cố như vậy thì xưởng sản xuất phải tiến hành nấu mẻ sau thật ngon, tốt hơn để có bia thành phẩm có chất lượng tốt. Người pha chế phải tìm được tỷ lệ phối trộn hợp lý để pha chế được mẻ bia có chất lượng xấu và chất lượng tốt lại với nhau sao cho mẻ bia cuối cùng đạt chất lượng. Trước khi pha phải trung hoà bằng dịch NaHCO3. Không dùng chất khác vì NaHCO3 có độ kiềm ít, yếu, là thuốc dạ dày nên không có ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng mà chất lượng bia vẫn được bảo đảm.

Sau đó là kiểm tra lại thùng lên men, hệ thống khử trùng khí O2, van xả khí CO2, nhiệt kế đo

6. Sự cố thùng bão hoà

Công suất của thùng là 65atm. Nếu không biết mở van sẽ gây ra nổ thùng hoặc bật nắp làm cho dễ xảy ra tai nạn, bia trào ra ngoài. Nếu phát hiện sớm áp lực của thùng cao thì giảm áp lực của thùng rồi mới mở van. Nếu đã xảy ra sự cố nghiêm trọng thì phải sửa bình hoặc thay thùng mới

Sự cố vận hành hệ thống lạnh

 Sự cố thiếu ga:

Khắc phục: Kiểm tra rò rỉ, nạp thêm ga cho máy nén

 Mất nước: Thiết bị ngưng tụ không được cung cấp nước làm mát, áp lực đẩy cao, rơle áp tự ngắt làm cho hệ thống ngừng hoạt động

 Mất một pha điện do hiệu đIện thế của dòng tăng dẫn đến rơle nhiệt ngắt để bảo vệ máy. Máy không chạy là do mất ga hoặc mất điện

 Thiết bị ngưng tụ có thiết bị trao đổi nhiệt kém do cặn bẩn hoặc dầu bám trên bề mặt đường ống vì vậy cần vệ sinh làm sạch đường ống thường xuyên. Đặc biệt là ở thiết bị ngưng tụ thường có hiện tượng rò rỉ tác nhân lạnh, dùng các biện pháp khắc phục như trên.

 Van tiết lưu kẹt, khó điều chỉnh chính xác làm ảnh hưởng tới qúa trình tiết lưu, khắc phục bằng cách kiểm tra lại hoặc thay mới.

 Máy nén rung, ồn do mất cân bằng hoặc đai ốc bị lỏng cần chỉnh và cố định lại.

Như vậy để tránh xảy ra các sự cố trên thì xưởng sản xuất cần vệ sinh sạch sẽ thiết bị trước khi dùng và phải có thòi gian định kỳ kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các thiết bị và người vận hành cần kiểm tra lại thiết bị trước khi vận hành, tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy nhà xưởng, nội quy vận hành thiết bị.

II.Nhận xét ưu nhược điểm của hệ thống thiết bị – bố trí mặt bằng và cơ cấu tổ chức.

1. Cơ cấu tổ chức:

 Cơ cấu tổ chức của xưởng tương đối hợp lý sử dụng cơ chế khoán, giao đúng người đúng việc. Vì xưởng nhỏ nên số lượng nhân công không quá nhiều, mọi người làm việc đều có trình độ chuyên môn, nắm vững rõ quy trình công nghệ sản xuất bia.

 Tuy nhiên cường độ lao động cao, nhiều khi một nguời có thể phải đảm trách nhiều việc.

 Mặt bằng của xưởng được bố trí hợp lý, phù hợp với nhu cầu sản xuất, vận chuyển và đi lại.

 Các thiết bị được lắp đặt hợp lý như: thiết bị ngưng tụ được bố trí ngoài trời, tiết kiệm được diện tích nhà xưởng.

 Tuy nhiên vấn có các nhược điểm: nhà xưởng chưa có hệ thống chiếu sáng đầy đủ nên nhìn vào thấy ẩm thấp

 Vệ sinh chưa được coi trọng nên có rất chuột, khi có gió to rất nhiều bụi than bay khắp xưởng, gây mất vệ sinh

 Do lâu ngày nên mái của nhà xưởng bị dột gây khó khăn cho việc sản xuất nhất là vào những ngày trời mưa.

3. Hệ thống thiết bị

 Xưởng có đầy đủ các thiết bị, phù hợp với quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Thiết bị được bố trí đơn giản, dễ vận hành, điều khiển.

 Hệ thống dàn bay hơi sử dụng chất tải lạnh là nước muối không độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bia

 Hệ thống lạnh có độ an toàn cao có khả năng trữ lạnh lâu. hệ thống lắp ráp, vận hành chạy thử, bảo dưỡng dễ dàng đơn giản.

 Thiết bị ngưng tụ kiểu giàn ống xối tưới đơn giản chắc chắn dễ chế tạo và có khả năng sử dụng nước bẩn

 Hệ thống này được bố trí ngoài trời nên tiết kiệm được diện tích nhà xưởng.

 Cánh khuấy ở trong bể muối có tác dụng tăng cường sự trao đổi nhiệt đối lưu và tăng hệ số sử dụng thiết bị.

 Nhược điểm: Thiết bị cũ, không hiện đại do thâm niên sử dụng lâu năm.

 Thùng lên men không đúng yêu cầu kỹ thuật chiều cao quy định

 Hệ thống thiết bị ngưng tụ cồng kềnh vì có thêm 1 vòng chất tải lạnh

 Sử dụng chất tải lạnh là nước muối nên dễ gây han gỉ, ăn mòn thiết bị

 Tổn thất năng lượng lớn do phải truyền qua chất trung gian.

 Tốn kém do phải chi phí cho chất tải lạnh, hệ thống thiết bị như bơm, dàn lạnh, đường ống cho vòng tuần hoàn chất tải lạnh.

 Do thiết bị ngưng tụ đặt ngoài trời nên hệ thống lạnh làm việc còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.

Phần 2: Chuyên ngành lạnh

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xưởng bia bắc âu (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w