Công tác lựa chọn nhà thầu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc- Tổng Cty truyển tải điện Quốc Gia (Trang 73 - 75)

I. KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN

2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí dự án đầu tư của Ban QLDA

2.2.3. Công tác lựa chọn nhà thầu

Đứng trên mọi góc độ (chủ đầu tư, nhà thầu và Nhà nước) của quá trình đấu thầu ta có thể thấy công tác đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích dảm bảo sự cạnh tranh công khai, lành mạnh và bình đẳng giữa các nhà thầu nhừm tạo cơ hội nhận hợp đồng trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư trong hồ sơ mời thầu.

Công tác lựa chọn nhà thầu là công tác nhạy cảm và có nhiều tiêu cực. Ban QLDA luôn phải nỗ lực hết hình để tránh những vướng mắc, những tiêu cực gây ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí thực hiện dự án. Nhìn chung để hạn chế các tiêu cực diễn ra trong quá trình đấu thầu thì Ban QLDA phải luôn đảm bảo những yêu cầu cơ bản của quá trình đấu thầu. Bên cạnh đó. Ban QLDA phải Ban cần phải hết sức chú trọng trong công tác lựa chọn nhà thầu từ các khâu lập kế hoạch đấu thầu đến lập hồ sơ mời thầu, công tác xét thầu để phát huy tích cực, hạn chế và khắc phục các nhược điểm nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu.

- Lập kế hoạch đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt chính là cơ sở để thực hiện đấu thầu.

Vì vậy khi xây dựng kế hoạch đấu thầu đòi hỏi kế hoạch đấu thầu phải rõ ràng và cụ thể, tránh gây nhầm lẫn cho đơn vị tham gia dự thầu. Đây là bước hiện chưa được quan tâm đúng mức vì vậy chưa tạo ra định hướng rõ ràng cho việc phối hợp thực hiện các bước tiếp theo. Khi lập kế hoạch đấu thầu phải quy định chính xác 7 nội dung cơ bản: Tên gói thầu, Giá gói thầu, Hình thức lựa chọn nhà thầu, Phương thức đấu thầu, Thời gian lựa chọn nhà thầu, Thời gian thực hiện hợp đồng, Nguồn vốn.

Tất cả các nội dung trên nằm trong mối liên hệ mật thiết với nhau được thiết lập trên cơ sở mục tiêu tổng hợp được xác định trong bước dự án đầu tư của dự án và là cơ sở quan trọng để dự án thực hiện các bước tiếp theo.

- Hồ sơ mời thầu phải được quan tâm trong sự liên kết chặt chẽ với nội dung thiết kế và mục tiêu đã đặt ra trong kế họach đấu thầu.

Hồ sơ mời thầu là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đấu thầu, hồ sơ mời thầu phải đảm bảo chất lượng để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu

chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tạo thuận lợi cho việc xét thầu. Trong hồ sơ mời thầu phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng và phù hợp với quy chế đấu thầu và các văn bản có liên quan, không có các điểm trìu tượng dễ phát sinh tranh chấp sau này. Khi xây dựng hồ sơ mời thầu (đối với đấu thầu quốc tế ) cần lưu ý các văn bản quy định về thuế xuất nhập khẩu, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu...

- Đánh giá hồ sơ thầu: Đây là công tác rất quan trọng vì nếu đánh giá không chính xác thì sẽ không lựa chọn được đúng nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực, tài chính và giá dự thầu tốt nhất.

Do vậy, Ban phải thành lập tổ chuyên gia xét thầu bao gồm những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác đấu thầu. Các thành viên trong tổ xét thầu phải được đào tạo, tập huấn qua các lớp về đấu đầu và phải có chứng chỉ về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu.

Đôi với một số các gói thầu của dự án có quy mô lớn, phức tạp, công nghệ hiện đại nên các cán bộ của Ban sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong xét thầu, vì vậy cần phải mời thêm các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tham gia vào tổ xét thầu để công việc được thực hiện chính xác, đúng quy định của Nhà nước và lựa chọn được nhà thầu thực hiện công việc một cách tốt nhất về kỹ thuật, về tài chính thì mới mang lại hiệu quả cho dự án đầu tư.

Trong quá trình đấu thầu thường xẩy ra các hiện tượng thiếu lành mạnh như:

+ Tình trạng nâng giá thầu.

Các nhà thầu đã có sự dàn xếp không lành mạnh như hoặc bỏ giá cao hơn hoặc tạo ra lỗi cơ bản khi xét thầu. Đây chính là nguyên nhân làm thất thoát vốn đầu tư của nhà nước, không mang lại hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng.

Trên thực tế rất khó kiểm tra và xác định được sự thông đồng và giàn xếp giữa các nhà thầu. Vì vậy khi có dấu hiệu của sự thiếu lành mạnh trong công tác đấu thầu, Ban QLDA phải ngay lập tức điều tra làm rõ ngay, và xử phạt thật nặng đối với những nhà thầu có hành vi này. Bên cạnh đó Ban QLDA kết hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ giám sát chặt chẽ quá trình đấu thầu để lựa chon nhà thầu.

Một số nhà thầu do không tính toán kỹ về biện pháp thi công hoặc do nhà thầu đang không có việc làm nên họ đã đưa ra giá dự thầu thấp hơn giá được phê duyệt rất nhiều với mục đích được trúng thầu. Đến khi thi công nhà thầu mới phát hiện ra không thể làm nổi hoặc càng làm càng lỗ hoặc không có đủ năng lực, phương tiện kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu thậm chí sẵn sàng chịu phạt vì đơn phương chấm dứt hợp đồng làm cho chủ đầu tư lại phải tổ chức đấu thầu lại những công việc chưa làm nên dự án bị kéo dài, chất lượng không đồng bộ làm tốn kém tiền của.

Để hạn chế tình trạng này, Ban QLDA đầu tiên cần kiểm tra năng lực kỹ các năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm xem có đáp ứng được theo hồ sơ mời thầu hay không. Hiện nay, nhiều nhà thầu thường hay tự khai tăng năng lực của mình để cho phù hợp với yêu cầu của gói thầu, nên Ban cần có biện pháp xác minh giữa năng lực thực tế của các nhà thầu với hồ sơ kê khai xem có phù hợp hay không. Tránh tuyệt đối trường hợp quá coi trọng giá dự thầu để cuối cùng khi nhà thầu trúng tuyển không thực hiện được sẽ dẫn đến đơn phương chấm dứt hợp đồng, chấp nhận chịu phạt gây gián đoạn quá trình thi công xây dựng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc- Tổng Cty truyển tải điện Quốc Gia (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w