Áp dụng thuế chống bán phá giá của Bắc Mỹ 1.Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Mỹ

Một phần của tài liệu Chống bán Phá giá trong Thương mại Quốc tế và Thực tiễn ở Việt nam (Trang 34 - 39)

1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Mỹ

Chính sách chống phá giá của Mỹ đợc thể hiện thông qua Luật chống bán phá giá năm 1921. Khi bạc Nhà nớc Mỹ lúc đó đợc giao nhiệm vụ điều tra các hành vi bán phá giá và ấn định mức thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã đợc chuyển giao cho Bộ Thơng mại Mỹ đảm nhận sau khi Nghị việ Mỹ thông qua một đạo luật mới về thực thi hiệp định thơng mại (Trade Agreement Act), trong đó có quy định liên quan đến việc điều tra, áp dụng thuế chống phá giá vào năm 1979.

Sau khi WTO ra đời trên cơ sở kết quả đàm phán của vòng Urugoay vào năm 1995, các quy định của Mỹ về chống bán phá giá phải tuân thủ theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Trên cơ sở đó, Mỹ đã ban hành Quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997, trong đó hớng dẫn tiến trình thực hiện về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.

2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá

Mỹ quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải dựa trên kết quả của quá trình điều tra về việc bán phá giá hàng nhập khẩu vào Mỹ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nớc. Không thể tuỳ tiện áp dụng thuế chống bán phá giá khi cha có điều tra và việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ phải tuân thủ theo quy định của WTO.

2.1 Cơ sở tiến hành điều tra

Việc tiến hành điều tra chống phá giá thờng bắt đầu trên cơ sở có tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nớc nộp hồ sơ khiếu nại về việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể đến tình hình sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất mà họ đại diện. Các tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu phải thoả mãn điều kiện là đại diện cho ít nhất 25% tổng sản lợng của một ngành sản xuất trong nớc và phải đợc hỗ trợ bởi các

ngành sản xuất trong nớc có sản lợng lớn hơn 50% tổng sản lợng của một bộ phận ngành sản xuất trong nớc thể hiện sự ủng hộ hoặc phản đối yêu cầu đó.

Hồ sơ khiếu nại sẽ đợc gửi đồng thời đến hai cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra chống bán phá giá của Mỹ là Bộ Thơng mại (Department of

Commerce-DOC) và Hội đồng Thơng mại Quốc tế (International Trade Commision - ITC).

Trong trờng hợp không có hồ sơ khiếu nại của tổ chức hoặc cá nhân trong nớc, DOC và ITC vẫn có thể tiến hành điều tra nếu nh có bằng chứng rõ ràng chứng minh đợc hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nớc. Tuy nhiên, trờng hợp này rất hiếm khi xảy ra.

2.2 Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá

Sau 20 ngày kể từ ngày nhận đợc hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra để áp dụng thuế chống bán phá gía, DOC phải ra quyết định nêu rõ có tiến hành điều tra hay không và lý do cụ thể dẫn tới quyết định này. Trong trờng hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định trên có thể là 40 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra.

Mỹ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành điều tra về việc bán phá giá. Còn ITC là cơ quan tiến hành điều tra về mức độ thiệt hại xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nớc và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá voứi thiệt hại xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.

Sau 45 ngày (hoặc trong trờng hợp đặc biệt là 65 ngày) kể từ ngày nhận đợc hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra, ITC phải có đánh giá sơ bộ (preliminary

determination) về thiệt hại xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra đối với ngành sản

xuất trong nớc theo nh những thông tin đợc cung cấp trong hồ sơ yêu cầu điều tra. Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy không có thiệt hại hay nguy cơ thiệt hại có thể xảy ra thì ITC sẽ không tiếp tục tiến hành điều tra.

Sau 115 ngày kể từ ngày ITC có đánh giá sơ bộ trên, DOC cũng phải có đánh giá sơ bộ về việc có hay không hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tợng điều tra theo nh hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra. Nếu đánh giá

sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá thì DOC có thể áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng hoá thuộc đối tợng điều tra để hạn chế thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất trong nớc. Trong trờng hợp đánh giá sơ bộ cho thấy không có hành vi bán phá giá thì DOC có thể ra quyết định chấm dứt điều tra.

Việc đánh giá sơ bộ của DOC và ITC tiếp tục đợc làm sáng tỏ thông qua các buổi tham vấn giữa các bên liên quan đến quá trình điều tra do hai cơ quan trên tổ chức. Các buổi tham vấn đợc tổ chức nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên tham gia và có liên quan đến quá trình điều tra. Các bên có quyền đa ra và bảo vệ ý kiến của mình nhằm hạn chế tối thiểu thiệt hại trong n- ớc có thể xảy ra khi có hành vi bán phá giá hay thiệt hại của phía nớc ngoài do bị áp dụng thuế chống bán phá giá gây ra.

Sau 235 ngày kể từ ngày có hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra, DOC sẽ có đánh giá cuối cùng (final determination) khẳng định việc bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tợng điều tra và chỉ rõ biên độ pháp giá (dumping margin) cùng các số liệu liên quan nh giá trị thông thờng (GTTT), giá xuất khẩu (GXK)...

Sau 280 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu tiến hành điều tra, ITC sẽ có đánh giá cuối cùng khẳng định có thiệt hại hay nguy cơ gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nớc do bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tợng điều tra gây ra.

2.3 Kết thúc điều tra

Để kết thúc quá trình điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, sau khi cân nhắc đánh giá cuối cùng của DOC, ITC sẽ ra một trong hai quyết định nh sau:

∗ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tợng điều tra với một mức thuế suất cụ thể; hoặc

∗ không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tợng điều tra.

Các bản đánh giá cuối cùng của hai cơ quan DOC và ITC và quyết định trên của ITC sẽ đợc công bố công khai cho tất cả các bên liên quan đợc biết.

3. Nguyên tắc xác định giá trị thông thờng và giá xuất khẩu

Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò đề xuất chính của Mỹ trong quá trình đàm phán đa phơng xây dựng các quy định về chống bán phá giá, mà cụ thể ở đây là Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Do vậy, việc xác định giá trị thông thờng và giá xuất khẩu của Mỹ cũng phù hợp theo quy định của WTO.

1. áp dụng thuế chống bán phá giá

4.1. Thuế tạm thời

Trên cơ sở đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tợng điều tra, DOC sẽ áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tợng điều tra nh thuế tạm thời hay ký quỹ một khoản tiền nhất định đủ để đảm bảo triệt tiêu việc bán phá giá, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh với nhà sản xuất trong nớc sản xuất hàng hoá tơng tự hoặc cạnh tranh trực tiếp.

Thời hạn áp dụng các biện pháp tạm thời không đợc vợt quá 4 tháng. Trong trờng hợp đặc biệt, có thể kéo dài thời hạn áp dụng trên nhng tổng thời gian áp dụng không đợc vợt quá 6 tháng.

Trong trờng hợp đã áp dụng mức thuế tạm thời cao hơn so với mức thuế chống bán phá giá đợc áp dụng sau khi kết thúc điều tra, phần chênh lệch thuế đó sẽ đợc hoàn tra lại cho nhà nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tợng áp dụng thuế chống bán phá giá này. Đôi khi, thuế tạm thời có thể đợc hoàn trả lại toàn bộ nếu cơ quan điều tra ra kết luật không áp dụng thuế chống bán phá giá.

Tuy nhiên, việc truy thu thuế sẽ không đợc phép nếu mức thuế tạm thời đợc áp dụng thấp hơn so với mức thuế chống bán phá giá đợc áp dụng sau khi kết thúc điều tra.

4.2. Tính thuế và thu thuế chống bán phá giá

Quy định của Mỹ về vấn đề này đều tuân thủ theo quy định của WTO.

4.3. Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá

Mỹ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá sau khi đã áp dụng đợc 5 năm với trình tự thủ tục

đợc quy định nh áp dụng thuế chống bán phá giá ban đầu. Nội dung rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá là xem xét hiệu quả của việc áp dụng thuế này để có thể đa ra một trong ba quyết định nh sau:

∗ Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng; hoặc ∗ Giảm mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng; hoặc

∗ Bãi bỏ thuế chống bán phá giá đã áp dụng.

Trong trờng hợp vẫn tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá, DOC sẽ tiếp tục tiến hành rà soát trong 5 năm tiếp theo.

5. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ

Các cuộc điều tra chống bán phá giá hàng năm của Mỹ ngày càng giảm từ khi Hiệp định chống bán phá giá của WTO có hiệu lực vào năm 1995, từ cao nhất là 84 cuộc điều tra trong năm 1992 còn 14 (1995), 21 (1996) và 15 (1997). Theo con số thống kê chính thức từ Bộ Thơng mại Mỹ, đã có 72 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến 1998. Trong năm 19998, sức ép của ngành công nghiệp trong nớc và cạnh tranh nớc ngoài, đặc biệt là về sắt theo đã làm một số cuộc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá tăng lên thành 36 cuộc, gấp đôi so với hai năm trớc đó gộp lại.

Việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ thờng tập trung vào mặt hàng chính là sắt thép. Trong số 72 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến 1998 có đến 39 cuộc (chiếm 54%) về sản phẩm sắt thép nhng chỉ chú trọng vào một số mặt hàng sắt thép quan trọng, mang tính chiến lợc cao nh thép carbon cán nóng và cán mỏng. Từ năm 1999, Mỹ đang áp dụng mức thuế chống bán phá giá khoảng 25% đến 67,5% đối với sản phẩm sắt thép cán nóng nhập khẩu từ Nhật bản, và đối với Brazil là 50,7% đến 71%. Đối với Liên bang Nga, Mỹ thực hiện theo chơng trình hành động áp dụng cho ngành sắt thép, thoả thuận theo các yêu cầu liên quan đến nhập khẩu sản phẩm sắt thép và hạn chế chỉ nhập khẩu 16 mặt hàng sắt thép với số lợng nhất định.

Tổng kết trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, Mỹ đã tiến hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và 169 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ là đối tợng chịu 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá

giá. Nh vậy, từ năm 1999 cho đến 2001, việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ đã tăng lên khá nhanh.

Một phần của tài liệu Chống bán Phá giá trong Thương mại Quốc tế và Thực tiễn ở Việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w