đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong thị trường nội địa. Các đối thủ này không chỉ mạnh nhiều mặt như: tiềm lực về các nguồn lực: con người, vật chất, thông tin mà còn có kinh nghiệm và hệ thống phân phối rất mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
- Vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất.
Bên cạnh những khó khăn, thách thức từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì ngành dệt may Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định và các doanh nghiệp có thể phát huy các lợi thế này biến những khó khăn, thách thức thành những cơ hội kinh doanh.
- Chính sách của Đảng và nhà nước ta khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu.Chính sách pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện về đất đai, tiền vốn, thuế, nguồn lực lao động… đây là cơ sở có ý nghĩa quan trọng phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.
- Nội lực của công ty ngày càng phát triển về nguồn lực, uy tín thương hiệu được khẳng định. Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn song công ty vẫn đầu tư nhiều thiết bị máy móc hiện đại, tự động từ máy may đến máy thêu, máy giặt là, đóng gói…phục vụ cho xuất khẩu. Mở rộng địa bàn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước ở Hà Nội, Hải phòng, Thái Bình, Thanh Hóa…Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên được nâng lên, inh nghiệm sản xuất hàng xuất khẩu được bổ sung, qui trình thủ tục pháp luật, tập quán các nước nhập hàng xuất khẩu được hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn.
Sản phẩm của công ty xuất sang thị trường Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và một số nước EU được các nước chấp nhận, uy tín thương hiệu được nâng lên. Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến thắng lợi sản xuất hàng xuất khẩu, khẳng định công ty có đủ năng lực phát triển ngành may xuất khẩu.
3.1.2 Định hướng chiến lược thị trường và kinh doanh xuất khẩu của công ty đến năm 2020.
Từ thực tế phát triển của công ty trong 15 năm qua, từ bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới doanh nghiệp trong những năm tới, xem xét các tiềm năng và lợi thế: Định hướng của Tổng Công ty May 10-CTCP đến năm 2020 sẽ trở thành tập đoàn kinh tế mạnh với tiềm tàng văn hoá doanh nghiệp vững chắc, trên cở sở củng cố và phát triển thương hiệu May 10: lấy lĩnh vực may mặc làm trọng tâm, từng bước mở rộng và phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề. Tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành nghề và lĩnh vực có hiệu quả. Quy hoạch phát triển trụ sở May 10 thành khu vực sản xuất công nghệ cao, trung tâm thương mại và trung tâm thời trang của cả nước, bảo đảm thương hiệu của May 10 trở thành thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế: khách hàng và người tiêu dùng tự tin, hãnh diện khi sử dụng sản phẩm của May 10. Hoàn thiện giá trị, nhân cách con người May 10 cả về năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá với thu nhập ngày càng cao, đời sống tinh thần ngày càng cải thiện, xây dựng môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Về kinh tế:
+ Doanh thu bình quân hàng năm tăng 20% trở lên. + Lợi nhuận bình quân hàng năm tăng từ 10 – 15%. + Thu nhập bình quân người/tháng tăng từ 10 – 12%.
- Về xã hội:
+ Tạo thêm 5000 đến 10000 chỗ làm việc mới ở các địa phương.
+ Đào tạo 7000 – 8000 công nhân kỹ thuật và cao đẳng nghề cho xã hội.
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may của công ty cổ phần May 10 đến năm 2020. may của công ty cổ phần May 10 đến năm 2020.
3.2.1 Đa dạng hóa mặt hàng và thị trường. a. Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. a. Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.
Trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường có ý nghĩa cực kì quan trọng. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng lựa chọn của doanh nghiệp, từ đó tăng được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Phương châm của Tổng Công ty May 10- CTCP là: Hướng ra xuất khẩu và coi trọng thị trường nội địa-nên phải hoà mình vào thị trường may mặc thế giới và khu vực để đặt ra mục tiêu chiến lược phát triển
Do đó, phát triển thị trường may mặc thực sự là một yêu cầu cấp thiết hiện nay cả về mặt lý luận và thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
Tổng Công ty May 10-CTCP cần phải huy động một lực lượng tổng lực từ điều tra nhu cầu thị trường nước ngoài để tạo ra các mẫu mốt ăn khách, hợp thị hiếu, đến tổ chức sản xuất đúng với tiến độ tiêu dùng của thị trường mà sản phẩm cần tới. Làm được điều này, ngoài việc giải quyết lao động như hình thức trên, nó còn gòp phần thúc đẩy bản thân ngành Dệt (cung cấp các loại vải cho may mặc) và nhiều ngành công nghiệp khác phát triển. Đồng thời hiệu quả về thu ngoại tệ cũng tăng lên nhiều.