Đầu tư cho công tác quản lý chất lượng và an toàn lao động 1 Công tác quản lý chất lượng.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang (Trang 45 - 47)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK ĐOÀN MINH GIANG.

4.3.Đầu tư cho công tác quản lý chất lượng và an toàn lao động 1 Công tác quản lý chất lượng.

4. Các lĩnh vực đầu tư phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và XNH Đoàn Minh Giang

4.3.Đầu tư cho công tác quản lý chất lượng và an toàn lao động 1 Công tác quản lý chất lượng.

4.3.1. Công tác quản lý chất lượng.

Quản lý chất lượng dự án bao gồm các quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thoả mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu của dự án. Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định mục tiêu, chính sách, trách nhiệm và thực hiện được nội dung đó thông qua các hoạt động lập kế hoạch về chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng cũng như cải tiến chất lượng trong hệ thống.

Quản lý chất lượng đóng vai trò hết sức quan trọng vì:

- Các công trình xây dựng thường có kích thước lớn và chi phí cao, nhất là các công trình công nghiệp thường có chi phí tới hàng chục tỷ đồng, thời gian xây dựng kéo dài, do đó những sai lầm, khuyết tật về công trình có thể gây ra các lãng phí lớn hay tồn tại lâu dài và khó sửa đổi.

- Khi đời sống được nâng cao thì khách hàng ngày càng khó tính, công trình không chỉ bền chắc mà còn phải có thẩm mỹ cao.

- Khi chất lượng được nâng cao thì lợi nhuận tăng.

Nhận thức được điều này Công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang đã có những hoạt động đầu tư sau:

* Đối với mỗi dự án Công ty luôn tiến hành rà soát lại các thiết kế đảm bảo công thiết kế đã duyệt.

* Công tác quản lý lao động.

Lao động có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng dự án, vì thế trong công tác tuyển người thực hiện các công việc có ảnh hưởng đến chất

lượng dự án Công ty luôn kiểm tra năng lực trên cơ sở được giáo dục, có kỹ năng và có kinh nghiệm thích hợp. Cụ thể:

- Trưởng các bộ phận phòng ban Công ty xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện các công việc có ảnh hưởng đến chất lượng dự án thuộc phạm vi bộ phận mình quản lý.

- Định kỳ 6 tháng một lần, trưởng các bộ phận phòng ban Công ty xác định nhu cầu nguồn lực cho bộ phận mình trên cơ sở xác định năng lực hiện có và năng lực đánh giá, cân đối nguồn nhân lực sau đó lập nhu cầu về đào tạo, đào tạo lại, điều động nội bộ hoặc tuyển dụng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh trình lãnh đạo xét duyệt.

- Phòng tổ chức lao động lập kế hoạch, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, điều động và tuyển nhân lực cần thiết, đánh giá kết quả thực hiện và đào tạo cho người lao động nhận thức được mối liên quan và tầm quan trọng của các hành động của họ và đóng góp như thế nào đối với chất lượng công trình. Từ đó họ có những hoạt động cần thiết để nâng cao năng lực trình độ đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Các hồ sơ liên quan đến giáo dục đào tạo, kỹ năng kinh nghiệm nghề nghiệp đều được phòng tổ chức lao động cập nhật và lưu lại một cách thích hợp nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của Công ty.

* Công tác lập kế hoạch về chất lượng.

Trong công tác lập kế hoạch chất lượng Công ty đã thực hiện các nội dung: - Kế hoạch quản lý nguyên vật liệu: đảm bảo 100% vật tư, hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng, 100% vật tư hàng hoá được kiểm tra trước khi đưa vào công trình.

- Kế hoạch quản lý máy móc thiết bị Công ty tổ chức bố trí lao động phù hợp với máy móc thiết bị để phát huy tối ưu năng lực máy móc thiết bị, thực hiện khấu hao hợp lý.

Phòng quản lý cơ giới chịu trách nhiệm việc kiểm tra, phối hợp đối với các đơn vị quản lý, sử dụng thiết bị, bảo dưỡng và kiểm tra.

Công ty luôn lập kế hoạch hàng năm về bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong đó ghi rõ thời gian và mức độ bảo dưỡng, sửa chữa, có cân nhắc đến các quy định trong lý lịch máy và tình trạng hoạt động thực tế của thiết bị.

- Kế hoạch quản lý tiến độ thi công:

Đảm bảo chất lượng công trình theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong hợp đồng, rất ít công trình phá đi làm lại.

Kế hoạch này Công ty đã thực hiện rất tốt: 90% công trình nghiệm thu một lần đạt yêu cầu, 10% công trình nghiệm thu lần hai đạt yêu cầu, không có công trình nào phải nghiệm thu lần ba.

* Kế hoạch kiểm tra, giám sát.

Đội trưởng và trưởng phòng ban có liên quan đến dự án tổ chức kiểm tra, theo dõi thường xuyên dự án trên các mặt tiến trình thời gian, chi phí, hoàn thiện nhằm đánh giá liên tục mức độ thực hiện và đề xuất những giải pháp cũng như các hoạt động cần thiết để thực hiện thành công dự án.

Tóm lại: Quản lý chất lượng mục tiêu cuối cùng là thoả mãn được khách hàng, sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Công ty, coi đó như một trong những thước đo mức độ thực hiện của hệ thống quản lý chất lượng, là cảm nhận của khách hàng về việc Công ty có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng hay không. Theo dõi và đo lường là biện pháp Công ty áp dụng để đo sự cảm nhận này.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang (Trang 45 - 47)