Đầu tư của Công ty theo dự án giai đoạn 2002-2006.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang (Trang 48 - 52)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK ĐOÀN MINH GIANG.

5. Đầu tư của Công ty theo dự án giai đoạn 2002-2006.

5.1. Dự án đầu tư mà công ty đang làm chủ đầu tư: dự án Cây Jatropha tại Sơn La. Sơn La.

Dự án đầu tư trồng rừng kinh tế bằng cây Jatropha và xây dựng nhà máy ép dầu Diezel tại Sơn La.

- Các hạng mục đầu tư của dự án: + Trồng rừng sản xuất

+ Nhà lưới sản xuất cây giống + Trạm biến thế điện

+ Bể chứa nước + Xe chuyên dùng

+ Các công trình hạ tầng + Hệ thống dường nội bộ

+ Hệ thống xử lý và thoát nước thải

- Tổng vốn đầu tư: 2.190.905.455.500.VND(Hai nghìn một trăm chín mưoi

tỷ, chín trăm linh năm triệu, bốn trăm năm năm nghìn năm trăm Việt Nam đồng).

- Trồng rừng với diện tích 99.000 ha trên đại bàn tỉnh Sơn La

Từ khi được UBND tỉnh Sơn La quyết định cho phép thực hiện dự án để tận dụng cơ hội đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang đã nhanh chóng triển khai dự án và đã thực hiện các công việc cụ thể là:

 Triển khai các thủ tục về đất đai và ký kết hợp đồng thuê đất với Sở Tài Nguyên Và Môi Trường.

 Công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang hợp danh với 07 Công ty cổ phần đầu tư phát triển và Doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Sơn La.

 Cải tạo được diện tích 99.000 ha đất trống, đồi núi trọc trong khu vực dự án (trồng xen canh các giống cây trồng khác).

 Vốn đầu tư thực hiện dự án đạt khoảng: 2.190.905.455.500.VND(Hai

nghìn một trăm chín mưoi tỷ, chín trăm linh năm triệu, bốn trăm năm năm nghìn năm trăm Việt Nam đồng).

Trong quá trình cải tạo đất chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trống đồi trọc, an dân, từng bước xoá đói giảm nghèo đối với vùng miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số đem lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh Sơn La. Tiết kiệm được nguồn vốn bảo vệ rừng cho ngân sách Nhà nước khi dự án được thực hiện tạo công ăn việc làm, thu lợi cho nông dân hàng năm từ việc trồng cây Jatropha bình quân 10 triệu/ha, đầu tư trong 15 – 20 năm. Sản phẩm thô sau ép dầu Diesel là nguồn phân bón tái tạo, độ phì nhiêu cho rừng để năng suất cao tăng nhanh tổng sản phẩm cho xã hội mua bán hàng hoá tạo địa bàn và toàn khu vực góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế đời sống

xã hội, xoá đói giảm nghèo giữa thành thị và nông thôn trong thời kỳ Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần quan trọng giảm thiểu khí thải CO2 trong bầu khí quyển trái đất đem lại nguồn thu đáng kể bằng ngoại tệ nhờ việc giảm khí thải CO2 theo cơ chế phát triển sạch CDM của nghị định thư Kyoto mà Việt Nam đã tham gia ký kết trong chương trình nghị sự. Dầu sinh học làm năng lượng cho Việt Nam và khu vực cải thiện đáng kể sự trong lành của không khí nhờ tăng độ che phủ của rừng được trồng ở quy mô lớn giữ nguồn nước chống lũ quét, sạt lở rửa trôi đất.

Dự án trồng rừng Jatropha còn có một ý nghĩa kinh tế chiến lược và môi trường sinh thái toàn cầu. Và nó có tác dụng giảm phát thải khí CO2 và bầu khí quyển. Trên cơ sở nghị định Kyoto đã có hiệu lực, trong đó Việt Nam là 1 quốc gia tham gia ký kết, thì các quốc gia tham gia nghị định Kyoto phải có nhiệm vụ giảm phát thải khí CO2 và bầu khí quyển. Do các nước phát triển cao đã gây ra nhiều nhất hiệu ứng nhà kính, làm nóng bầu khí quyển trái đất nên chính các nước phát triển đó phải có trách nhiệm giảm nhiều nhất lơnựg phát thải CO2 hàng năm. Chính dự án trồng rừng Jatropha tạo ra 1 sản phẩm môi trường sạch hết sức quan trọng, đó là chỉ tiêu giảm phát thải CO2. Ta có thể sản xuất điện năng từ cây Jatropha thay thế cho nhà máy điện hạt nhân. Chính vì vậy hiệu quả của dự án trồng cây Jatropha không những mang lại hiệu quả xã hội tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng dự án và khu vực, tăng thu nhập cho người nông dân trong khu vực, xóa hết đói nghèo tiến tới làm giàu. Dự án trồng rừng kinh tế tại khu vực, góp phần lớn vào cải thiện môi trường sinh thái.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK ĐOÀN MINH GIANG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK ĐOÀN MINH GIANG I, CÁC GIẢI PHÁP CẢI TỔ CƠ CẤU VÀ QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY

HIỆN NAY.

- Ban giám đốc cần phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng phòng ban và cho chính từng thành viên trong ban giám đốc.

Hiện nay các phòng ban nhiều lúc làm việc chồng chéo với nhau, do vậy đôi khi công việc không rõ là của bộ phận nào, dẫn tới đùn đẩy công việc cho nhau . Do đó cần phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban một cách rõ ràng là nhiệm vụ hết sức cần thiết hiện nay.

- Cần thiết lập cơ cấu điều hành tập trung và phát huy được thế mạnh của mỗi người.

Để thiết lập cơ cấu điều hành tập trung đồng thời lại phát huy được thế mạnh của từng người công ty cần đưa ra nội quy làm việc mới, cách thức làm việc mới, việc này cần có sự tham gia đóng góp của tất cả thành viên trong công ty và các chuyên gia. Đồng thời công ty cũng cần phải thực hiện đúng luật lao động của Nước cộng hoà XHCN Việt Nam.

- Tuyển thêm các nhân viên có trình độ và thành lập một tổ bán hàng mới. Hiện nay công ty đang rất thiếu nhân lực để làm công tác thị trường, đội ngũ này cần năng động trong sự biến động của thị trường.

- Quy trình làm việc cần được thiết lập lại, trong đó môĩ phòng ban chỉ làm chuyên môn của minh và chỉ chịu sự điều hành của một thủ trưởng duy nhất. Không để nhân viên của phòng này làm nhiệm vụ vủa phòng khác.

- Thiết chặt giờ giấc làm việc, không để lãng phí thời gian của công nhân viên. Bên cạnh đó cần giao việc cho các phòng ban cũng như là các nhân viên một cách hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w