Đánh giá kết quả ODA đem lại cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 59 - 60)

Cùng với nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với Việt Nam. Tính đến hết năm 2002 tổng vốn ODA cam kết giành cho Việt Nam là 22,43 tỷ USD. Tổng số vốn cam kết được giải ngân là 49% tương đương 11,04 tỷ USD. Kể từ năm 1993 đến nay đã diễn ra 10 lần Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ quốc tế. Qua các lần hội nghị, số vốn cam kết giành cho Việt Nam mỗi năm một tăng. Song, điều có ý nghĩa hơn là số vốn được hợp thức hoá bằng các hiệp định ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam với các đại diện các nhà tài trợ. Đặc biệt Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ quốc tế diễn ra hồi tháng 12 năm 2002 tại Hà Nội đã cam kết tiếp tục dành cho Việt Nam khoản ODA trị giá 2,5 tỷ USD (bao gồm vốn vay và viện trợ không hoàn lại), được Bộ kế hoạch và đầu tư đánh giá là đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay.

Trong thời gian qua nguồn vốn ODA không những góp phần phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Nhiều dự án đã được thực hiện bằng nguồn vốn ODA như các dự án phát triển ngành năng lượng, giao thông vận tải, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn. Các dự án này đã làm thay đổi đáng kể “bộ mặt“ của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân và tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó công tác đào tạo cán bộ bằng nguồn vốn ODA cũng đạt được những kết quả tốt đẹp. Hàng ngàn cán bộ, chuyên gia của Việt Nam đã được đào tạo, hướng dẫn tiếp thu công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w