Đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài :

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 69 - 70)

yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài :

Công tác đào tạo cán bộ kinh tế đối ngoại nói chung và trong lĩnh vực đầu tư phát triển nói riêng trong thời đại kinh tế tri thức phát triển là một nhiệm vụ chủ chốt. Các cơ quan chức năng cần tích cực khuyến khích các hình thức truyền bá kiến thức, công nghệ của nước ngoài ở Việt Nam. Ví dụ bằng cách sử dụng tài trợ khoa học kỹ thuật của các chương trình ODA, có thể tiếp nhận chuyên gia, tổ chức đào tạo ngắn hạn trong, ngoài nước, tổ chức hội thảo để nâng cao trình độ nghiệp vụ của người lao động Việt Nam. Để tăng cường khả năng thu hút đầu tư nước ngoài đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư Nhà nước Việt Nam cần chú trọng tăng cường công tác cán bộ và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: tổ chức đào tạo theo nhiều hình thức đối với cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài, cán bộ quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường xuyên tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ Việt Nam hiện nay đang làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trước hết là phục vụ cho các khu công nghiệp lớn

gia Hội đồng quản trị và quản lý các doanh nghiệp liên doanh, quy định cụ thể tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của những người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam cần thực hiện “chiến lược con người”: tranh thủ đào tạo nguồn nhân lực khoa học-công nghệ trong nước, nhất là nhân lực có trình độ cao, đa dạng hoá, đa kênh hoá các hình thức đào tạo, huy động các nguồn vốn bên ngoài cũng như trong nước, kể cả ngân sách hoặc tín dụng của Nhà nước. Xây dựng văn hoá tổ chức, văn hoá trong hoạt động khoa học, công nghệ để góp phần cho sự thành công của nền kinh tế tri thức trong thời đại mới. Đó là những yếu tố như đầu óc rộng mở cho sự đổi mới và sáng tạo; sự sẵn sàng và kỹ năng hợp tác để đổi mới, sáng tạo và phát triển, đồng thời khắc phục được những đặc điểm bất lợi có tính tiểu nông, cản trở việc hợp tác đầu tư có hiệu quả trong tâm lý của người Việt Nam mà lâu nay nhiều học giả vẫn nói đến.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w