Đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Điện thoại Hà Nội I (Trang 29)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠ

3.3Đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng

3. Nội dung đầu tư

3.3Đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng

thuật, tin học vào Sản xuất Kinh doanh.

-

- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi mà Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế, thì thị trường viễn thông càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Đồng thời nhu cầu của thị trường ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông. Do đó, để có thể giữ vững và tăng thị phần viễc thông, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, công ty đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật, tin học vào sản xuất kinh doanh.

-

- Công ty Điện thoại Hà Nội I đã rất chú trọng đến khả năng đón đầu và ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt và có sự thay đổi rất nhanh từ nhu cầu người tiêu dùng, công tác đầu tư cho nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ của doanh nghiệp là không thể thiếu được. Ban lãnh đạo

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

công ty hiểu rất rõ rằng đây là loại đầu tư không chỉ cho công tác nghiên cứu mà cho cả công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

-

- Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã góp phần thực hiện nhiệm vụ gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Công ty. Đã có nhiều công trình sáng kiến cải tiến, đề tài nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng tin học hoá không chỉ phục vụ công tác học tập, tìm tòi sáng tạo mà còn tạo ra một môi trường trao đổi kiến thức học tập và kinh nghiệm làm việc của cán bộ công nhân viên, bước đầu tạo tiền đề hướng tới việc đổi mới mô hình làm việc, công tác quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua các đề tài nghiên cứu, cán bộ công nhân viên đã bước đầu nắm được công nghệ mới tiên tiến và hiện đại, hiểu được xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ, xu hướng phát triển mạng lưới viễn thông trong tương lai. Công ty đã xây dựng và ứng dụng rất có hiệu quả Đề tài quản lý Lý lịch thuê bao tại các tổng đài vệ tinh. Tuy nhiên do chưa được phép đầu tư, nâng cấp đường truyền máy tính trong toàn Công ty nên vẫn chưa thể xây dựng được Cơ sở Dữ liệu tập trung để theo dõi lý lịch thuê bao, phục vụ cho các hoạt động thống kê phân tích tìm hiểu hành vi và nhu cầu của khách hàng.

-

- Ngay từ những ngày đầu mới tách ra từ Công ty Điện thoại Hà Nội năm 2004, Công ty đã đẩy mạnh công tác ứng dụng tin học vào sản xuất. Công ty đã xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng Website của Công ty đảm bảo các tiêu chí sinh động, phong phú về nội dung và hình thức. Từ đó làm cho việc tiếp cận và tìm hiểu khách hàng và đối tác trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Công ty cũng đã xây dựng các chương trình phục vụ quản lý, các chương trình tin học ứng dụng đã được khai thác bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan:

o Số liệu quản lý các thiết bị nguồn điện điều hoà được đưa lên mạng để theo dõi và xử lý để tự động đưa ra lịch bảo dưỡng định kỳ.

o Xử lý số liệu đo quét tại các tổng đài vệ tinh phục vụ công tác sửa chữa nhằm đánh giá thực trạng chất lượng của mạng lưới.

o Từng bước tin học hoá việc quản lý hồ sơ thuê bao tại các tổng đài vệ tinh.

o Tin học hoá trong công tác văn thư- lưu trữ.

DSLAM, các chương trình báo cáo viễn thông, triển khai phầm mềm

GCOMM/GTCAS, chương trình phát triển thiết bị mới, hỗ trợ dịch vụ ADSL. Ngoài ra Công ty cũng dành một lượng ngân sách đáng kể để tham gia vào các dự án tin học hoá của Bưu điện Hà Nội như Phát triển thiết bị, quản lý mạng cáp AM/FM/GIS… Phong trào đề xuất các ý tưởng mới và phát huy sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất cũng diễn ra rất sôi nổi. Chỉ trong năm 2006 vừa qua, Công ty đã xét duyệt 20 sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất và đăng ký 5 sáng kiến lên Hội đồng sáng kiến Bưu điện Hà Nội.Công ty cũng đã hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bưu điện Hà Nội, có 47 sáng kiến đạt giải nhì Festival thanh niên sáng tạo Bưu Điện Hà Nội và có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng khác phục vụ cho cả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý.

-

- Hoạt động liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ cũng đã được ban lãnh đạo công ty xem xét và thúc đẩy để đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Công ty.

- - -

- 3.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing: Công tác khuyến mãi, tiếp thị, nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng

-

- Marketing được coi là một môn khoa học, là nghệ thuật kinh doanh, là công cụ quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, phát triển sản phẩm, phát triển chiến lược thị trường và chiến lược cạnh tranh. Ngay trong khâu đầu tiên - hoạt động Marketing tiền sản xuất – đã đòi hỏi phải có hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để nắm bắt được nhu cầu của thị trường và đặc điểm của khách hàng mục tiêu để xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách có hiệu quả.

-

- Công ty điện thoại Hà Nội I đã rất chú trọng đến đầu tư cho hoạt động

Marketing. Nhờ có hoạt động marketing mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã hướng theo đòi hỏi của thị trường, lấy thị trường - nhu cầu và ứơc muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Công ty đã tích cực đổi mới công tác nghiên cứu thị trường, tập hợp đánh giá chính xác ý kiến của khách hàng đối với các dịch vụ. Các kết quả nghiên cứu

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

thị trường sau khi được phân tích đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động chăm sóc khách hàng. Cùng với các hoạt động trên, Công ty cũng thường xuyên cập nhật các thông tin về chính sách của đối thủ cạnh tranh để đưa ra những quyết định kịp thời.

-

- Hoạt động kinh doanh của công ty đã nhắm đến các nhu cầu của một số khách hàng mục tiêu nhất định. Công ty đã tích cực bám sát nhu cầu của các chủ đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp để ký các biên bản thoả thuận cung cấp các dịch vụ viễn thông. Công ty cũng đã tăng cường công tác khảo sát và dự báo nhu cầu sử dụng điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác tại các khu đô thị và điểm dân cư, đã triển khai nhiều chương trình điều tra phỏng vấn nhu cầu của khách hàng để kịp thời phát triển mạng lưới phù hợp. Do vậy, Công ty đã chủ động khai thác và giữ vững thị phần trong địa bàn quản lý.

-

- Hoạt động khuyến mại cùng các chương trình chăm sóc khách hàng cũng đã được công ty thực hiện tốt. Do đó đã nâng cao được chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ, nâng cao chất lượng xử lý và giải quyết khiếu nại, đẩy mạnh công tác tiếp thị và giới thiệu dịch vụ đến người tiêu dùng. Các kênh thông tin của công ty đã phát huy có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền và quan hệ công chúng nhằm quảng bá về chất lượng dịch vụ, hệ thống kênh phân phối và tư vấn khách hàng. Công ty đã tích cực xây dựng thương hiệu của mình nhằm tạo niềm tin cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. -

3.5 Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu

-

- Với các hoạt động đầu tư theo chiều rộng đòi hỏi có lượng vốn lớn, để khê đọng lâu dài và thời gian hoạt động thu hồi vốn đủ lâu do đó đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và có độ mạo hiểm cao. Hiện nay công ty có rất nhiều dự án đầu tư mang tính chất đầu tư theo chiều rộng. Đó là các dự án đầu tư phát triển mạng lưới, đặc biệt là mạng lưới ngoại vi. Nhiều tuyến cáp và trục đường dây đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu lớn và kỹ thuật hiện đại đang được lắp đặt hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả hoạt động sau này. Đòi hỏi bậc nhất của các dự án đầu tư này là một lượng vốn lớn và sự đầu tư đồng bộ đi đôi với việc quản lý triển khai và theo dõi các dự án thật chặt chẽ, nhất là về mặt tiến độ. Các dự án càng chậm được đi vào hoạt động sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế, mất cơ hội thị trường và

nên sự lãng phí do ứ đọng vốn đầu tư, tăng các khoản lãi vay, gây khó khăn cho các dự án đầu tư tiếp theo.

- Công ty cũng đã chú trọng đến các dự án đầu tư theo chiều sâu. Ví dụ như các dự án nâng cấp mạng lưới cáp quang ở những nơi cao điểm đã tạo nên các nút thắt cổ chai với tín hiệu viễn thông. Các dự án này đã giải quyết được vấn đề đường truyền vào giờ cao điểm mà tiết kiệm được kinh phí đầu tư mới. Các dự án này cũng đem lại lợi ích về kinh tế lớn, làm tăng chất lượng dịch vụ ( băng thông rộng và thoại...) của công ty, giải quyết làm giảm bớt khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty. -

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I

-

- 1. Những kết quả đạt được

-

1.1. Hình thành tài sản cố định, nhà xưởng, máy móc thiết bị

- *Bảng 2 :Tình hình đầu tư tài sản cố định của Công ty điện thoại

- Hà Nội I - - Năm - 2004 - 2005 - 2006 - Loại công trình - Đầu tư xây dựng cơ bản - Đầu tư sửa chữa tài sản - Đầu tư xây dựng cơ bản - Đầu tư sửa chữa tài sản - Đầu tư xây dựng cơ bản - Đầu tư sửa chữa tài sản - Số dự án - 238 - 928 - 306 - 93 - 78 - 930 - Tổng kinh phí - 10,4 - 5,8 - 182,9 38 - 6,77 - 50,59 3 - 15,84 2 - -

- Trong năm 2004, Công ty đã thực hiện, triển khai đảm bảo đúng tiến độ các dự án, kết quả cụ thể như sau:

- -Thực hiện 238 công trình thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản với tổng kinh phí 10,4 tỷ đồng.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

- -Thực hiện 928 công trình sửa chữa tài sản với tổng kinh phí 5,8 tỷ đồng.

- - Công ty còn thực hiện thành công dự án đầu tư và đưa vào sử dụng 52600 đôi cáp gốc; 82678 km ống cống bể; Đưa tổng năng lực mạng ngoại vi lên 499800 đôi cáp chính; 708404 km ống cống bể, 179 tuyến cáp quang với tổng chiều dài cáp quang là 6081 km sợi.

- - Các dự án kiện toàn, quy chuẩn hoá các tổng đài HOST và vệ tinh đã được thực hiện thành công qua đó đưa các ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng các dịch vụ băng thông rộng đảm bảo tiến độ và chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

- Trong năm 2005, Công ty đã thực hiện, triển khai đảm bảo quy định về công tác đầu tư cho các dự án, cụ thể là: đã thực hiện 306 công trình thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản với tổng kinh phí 182,938 tỷ đồng, đã thực hiện 93 công trình sửa chữa tài sản với tổng kinh phí 6,77 tỷ đồng.

- Năm 2005 với nhiều yếu tố khách quan như: các nghị định, quy chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều thay đổi dẫn đến việc triển khai các dự án trở nên chậm chạp và khó khăn hơn. Giá cả vật tư đặc biệt là giá cáp đồng các loại tăng cao. Tốc độ triển khai các dự án chậm đã làm cho việc đầu tư phát triển mạng không đáp ứng được yêu cầu. Nhiều dự án đấu thầu vật tư, đấu thầu xây lắp dù đã được điều chỉnh nhiều lần nhưng vẫn chậm triển khai thực hiện.

- Trong năm 2006, Công ty đã trình Bưu điện Hà Nội phê duyệt quyết toán cho 78 công trình xây dựng cơ bản với tổng giá trị là 50,593 tỷ đồng. Đồng thời quyết toán được 930 công trình vốn sửa chữa tài sản với tổng giá trị quyết toán là 15,842 tỷ đồng.

- Sang năm 2006, Công ty vẫn phải thực hiện nhiều quy định mới liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời sự biến động của giá nguyên nhiên vật liệu nên các dự án cũng phải điều chỉnh lại, làm chậm tiến độ thực hiện nên tiến độ triển khai không đáp ứng được theo dự kiến. Cụ thể là:

- -Công ty có dự án phát triển mạng cáp gốc lên 100.000 đôi, thực tế chỉ phát triển được 27.730 đôi.

- -Các dự án lắp đặt thiết bị dự kiến lắp được 124.500 đường dây lines, xong thực tế chỉ triển khai lắp mới 06 tổng đài với dung lượng 9000 số; mở rộng 53 lượt tổng đài với tổng dung lượng 92.500 số.

- -Dự án điều chuyển thiết bị ADSL cũng chỉ thực hiện được 60 lượt với tổng cộng 4.008 cổng port.

- 1.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

-

- Năm 2004, công ty đã tổ chức cho 430 cán bộ công nhân viên dự các lớp học ngắn hạn, 7 người theo học đại học tại chức, 5 người học tập và công tác ở nước ngoài… Bên cạnh đó, công ty đã tổ chức tự đào tạo cho 88 người, bổ túc nghiệp vụ cho 72 tổ trưởng sản xuất. Sang năm 2005, công ty đã tổ chức cho 425 lượt cán bộ công nhân viên dự các lớp học ngắn hạn theo chuyên đề, 7 người học tập và công tác tại nước ngoài. Năm 2006, Công ty đã tổ chức đào tạo tại chỗ cho cán bộ công nhân viên Đài khai thác, phối hợp tổ chức 50 lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, cử 796 lượt cán bộ công nhân viên dự các khoá đào tạo do Bưu điện Hà Nội tổ chức và đào tạo nâng cao năng lực quản lý điều hành sản xuất cho 54 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị.

-

- Năm 2004, công ty đã đề xuất Bưu điện Hà Nội bổ nhiệm 13 cán bộ quản lý, 30 cán bộ cấp tổ, điều động luân chuyển 66 lượt cán bộ công nhân viên. Công ty cũng đã xây dựng quy chế thưởng phạt, xét chất lượng một cách công bằng và nghiêm minh Năm 2005, công ty đã tổ chức thi nâng bậc và chuyển chức danh cho 216 cán bộ công nhân viên. Công ty đã tổ chức kiện toàn và bổ xung cán bộ chủ chốt cho các đơn vị, đồng thời căn cứ vào các định mức và định biên lao động để bố trí nhân lực phù hợp nhằm phát huy tối đa nguồn lực của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Điện thoại Hà Nội I (Trang 29)