1.Về Giá trị,kết quả sản xuất. 1.1.Về sản xuất mía.
Nói chung,trong 5 năm 2001-2005,sản xuất mía không ônt đinh,biến đôngk lớn cả về diện tích,năng suất và sản lượng,không đáp ứng được nhu cầu mía nguyên liệu theo công suất thiết kê nên có sự biến động lớn trong huy động công suất giữa các vụ của các nhà máy đường,
Năm 2005,diện tích mía của cả nước ước đạt 266 nghìn ha,năng suất là 55.3 tấn/ha,sản lượng khoảng 14,7 triệu tấn.So với năm 2001,diện tích chỉ bằng 88%,sản lượng đạt 98%,năng suất tăng 11%.Diện tích và sản lượng đạt cao nhất vào năm 2002 với 320 nghìn ha và trên 17 triệu tấn mía,đạt thấp nhất vào năm 2001 với 49,3 tấn/ha.So với 1 số nước trong khu vực nhu Thái Lan,Philippin,Inđônêxia,năng suất mía của Việt Nam kém từ 8-18 tấn/ha;so với ÚC,Braxin thì năng suất mía của Việt Nam chỉ bằng 60- 65%.
Mức độ đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy đường theo từng vùng ở năm cao nhất và thấp nhất nhu sau:Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên,năm thấp nhất là 43% công suât huy động,năm cao nhất là 75%,tiếp đến là các địa phương miêng Băc,năm thấp nhất là 64%,năm cao nhất là 93%,các tỉnh Đông Nam Bộ năm thấp nhất là 73%,cao nhất là 106%.Vùng nguyên liệu của các nhà máy đường cũng biến động,năm cao nhất diện tích mía trồng được 258 nghìn ha,đạt gần 98% diện tích quy hoạch và năm thấp nhất là 200 nghìn ha,đạt 88% diện tích quy hoạch.
1.2.Về chế biến đường.
Với 44 nhà máy đường sau khi chương trình Mía đường kết thúc vào đầu năm 2000,đến vụ năm 2005 chỉ còn lại 37 nhà máy đường với tổng công suất trên 80 nghìn tấn mía/ngày do 1 số nhà máy ngừng sản xuất,bán,phá sản theo quyết định 28/TTg của Thủ tướng CP.Ngoài ra,có hàng trăm cơ sở sản xuất đường thủ công ở Đông Nam Bộ,Đồng bằng Nam Bộ với tổng công suất khoảng 250-300 nghìn tấn đường kính/năm.Tính chung tổng công suất chế biến đường cả nước(cả công nghiệp và thủ công) có thể đạt 1,4 triệu tấn đường kính/năm.
Tổng sản lượng đường năm 2005 đạt 1082 nghìn tấn(trong đó đường kính công nghiệp đạt 902 nghìn tấn).So với năm 2001,tăng 132 nghìn tấn,riêng đường công nghiệp tăng 252 nghìn tấn.Năm 2003 và 2004 là 2 năm mà tổng sản lượng đạt trên 1,2 triệu tấn,trong đó đường công nghiệo đạt trên 1 triệu tấn.So với chỉ tiêu kế hoạch 2001- 2005,sản lượng đường thực hiện từng năm 2001-2004 đều đạt và vượt kế hoạch(chỉ tính riêng năm 2005,đạt 90% so với kế hoạch).Tính chung 5 năm,tổng sản lượng đường tăng 1,8%,riêng đường công nghiệp tăng 5,9% so với mục tiêu kế hoạch.
Bảng 1.5 Sản xuất mía của từng vùng năm 2005 của các vùng như sau: (Đơn vị:DT-1000 ha;NS-tấn/ha;Sl-1000 tấn;Công suất-Tấn mía/ngày)
Tổng số Tr.du &MN ĐB S.hồng Bắc Tr.Bộ Nam Tr.Bộ Tây Nguyên ĐNBộ ĐBS C.long TổngDT mía 265.7 21.9 2.49 53.7 51.8 26.5 45.5 64 Năng suất 55 48 51 53 45 45 56 72 S.lượng mía 14.729 1037 128.3 2856 2320 1198 2566 4628.4 33
S.lượng đường 1050 40.7 283 201 64 137.6 325 Công suất NMĐ 83950 4600 23250 18300 6500 31300 16900
Nguồn:Theo Báo cáo tình hình của các Nhà Máy đường
1.3.Sản xuất đường đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
Vụ sản xuấ 2001-2002,sản lượng đường khoảng 1,07 triệu tấn mà thời điểm đó,nhiều nhà máy lao đao về tiêu thụ,giá giảm chỉ còn khoảng 3.500 đồng/kg,khi đó nhiều ý kiến cho rằng nước ta đã thừa đường.Nhưng thực tế do do lúc đó nhiều nhà máy đường đang phải khó khăn về vốn,phải bán tháo đường ngay sau khi sản xuất để tạo vốn cho sản xuất đã đột ngột tăng cung trên thi trường trong khi nhu cầu không tăng kip đã làm giá đường rớt xuống.Những năm 2003,2004 sau đó,sản lượng đường đều đạt trên 1,2 triệu tấn mỗi năm nhưng không còn tình trạng bán tháo như vụ 2001-2002,giá đường trong nước dao động ở mức 4000-4.400 đồng/kg,không còn tình trạng đường nhập khẩu tràn vào,nhu cầu trong nước đã có bản tiêu thụ hết.Và đến năm 2005,với lượng sản xuất 1,08 triệu tấn,không kể lượng tồn kho năm trước chuyển sang,tuy không quá thiếu so với nhu cầu nhưng do áp lực tâm lý đã đẩy giá thị trường tăng,đường nhập lậu xâm nhập ở các tỉnh Nam Bộ,Chính Phủ đã cho phép nhập khẩu và Bộ Thương Mại đã cấp phép,nhưng lượng nhập về cũng không quá nhiều.Qua đó chứng tỏ,nhu cầu tiêu thụ trong nước những năm qua có thể dao động từ 1,1-1,25 triệu tấn/năm và sản xuất trong nước đã cơ bản được đáp ứng.
2.Về Doanh thu và lợi nhuận.
Từ năm 2002, cả nước đã xây dựng 44 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Tổng số vốn đầu tư, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy lên tới 10.050 tỉ đồng, trong đó có hơn 6.677 tỉ đồng thiết bị và hơn 3.372 tỉ đồng xây lắp. Tổng sản lượng đường đạt trên một triệu tấn.
Tuy nhiên đến thời điểm này, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn quốc là hết sức thê thảm với số nợ khoảng trên 5.000 tỉ đồng và đa số mất khả năng chi trả. Trong số nợ này có tới khoảng 1.000 tỉ đồng vay nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp (DN) đã không trả được nợ nước ngoài. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam cũng đã phải đứng ra trả thay khoản nợ bảo lãnh và cho vay nhận nợ bắt buộc của 16 DN trên 17,4 triệu USD.
Từ khi bắt đầu chương trình mía đường, đại đa số các DN lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên. Đến hết năm 2002, lỗ lũy kế của 36 DN là trên 2.000 tỉ đồng.
Rất nhiều nhà máy chỉ sau một vài năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tư, thậm chí có những nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tư. Nhà máy đường Quảng Bình lỗ 136,6 tỉ/141,1 tỉ đồng vốn. Nhà máy đường Kiên Giang lỗ 170,6 tỉ/161,1 tỉ đồng vốn đầu tư. Nhà máy đường Sơn Dương lỗ 119,6 tỉ/107,8 tỉ đồng vốn đầu tư.
Trong số 42 nhà máy đường trên cả nước, chỉ có 29 nhà máy hoạt động trên 80% công suất thiết kế; 8/42 nhà máy đạt từ 50-80% công suất; có tới 5 nhà máy (Cam Ranh, Bình Thuận, Quảng Bình Trị An, Quảng Nam) đạt dưới 50% công suất.
Trong những năm qua,nghành mía đường đã được Chính phủ cùng các nghành các cấp đã có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ,như năm 1999 Chính phủ đã có QĐ 194/TTg tháo gỡ 1 số khó khăn cho nghành mía đường và đặc biệt tháng 3/2004 Thủ tướng Chính phủ đã có QĐ 28/TTg tổ chức và sắp xếp lại nghành mía đường gắn với việc tháo gỡ khó khăn về tài chính-thực sự đây là 1 quyết định làm hồi sinh nghành mía đường Việt Nam.Tính đến tháng 9/2005,sau hơn 1 năm thực hiện QĐ 28,các nhà máy đường trong nước cơ bản đã được Bộ Tài chính xử lý những tồn đọng về tài chính,đã hỗ trợi được 632 tỷ đồng(khoảng 40 triệu USD) gồm xóa nợ đọng thuế VAT:198 tỷ đồng;xóa nợ lãi vay ngân hàng:380 tỷ đồng;bù trượt giá ngoại tệ:54 tỷ đồng,nhờ đó mà nghành mía đượng Việt Nam đã có được những bước đi khởi sắc hơn:Năm 2004 sản xuất được 1.010.000 tấn đường.Theo báo có của 28 Công ty thì năm 2004 có 21 Công ty có lãi với số lãi là 428 tỷ đồng,6 Công ty còn lỗ 108 tỷ đồng,1 Công ty hòa vốn.25/28 Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước 298 tỷ đồng,chỉ còn 3 Công ty không nộp Ngân sách.Năm 2005,số công ty có lãi tăng lên 23/28 công ty với số lãi là 665 tỷ đông,so với năm 2004 tăng lên 35,8%,chỉ còn 4 công ty lỗ 74 tỷ đồng,giảm 31,8% so với năm 2004,25/28 Công ty nộp ngân sách nhà nứơc 410 tỷ,tăng 36,7% so với năm 2004.
Sang năm 2006,do giá bán tăng cao,nên hiệu quả sản xuất của kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường cũng khá hơn,tỷ lệ sản xuất kinh doanh có lãi ngày càng 35
nhiều.Cụ thể trong tổng số 38 nhà máy đường,doanh thu và lợi nhuận của các nhà máy như sau:
+Tổng doanh thu của các doanh nghiệp là khoảng 6.600 tỷ đồng(trong đó riêng sản phẩm đường là 5000)
+Tiền đóng góp cho ngân sách Nhà nước là khoảng 300 tỷ đông(riêng sản phẩm đường là 250 tỷ đồng)ư
+Lỗ lãi của các doanh nghiệp:Trong số 38 nhà máy,công ty đường đang hoạt động,có 32 doanh nghiệp có báo cáo tìa chính.Trong đó có 24 nhà máy có lãi(chiếm 75%).Số tiền lãi là 209.132,5 triệu đồng.Còn 8 nhà máy lỗ,số tiền lỗ là 134.758 triệu đồng.
Quý I năm 2006,có 30 nhà máy báo cáo tài chính,trong dó có 26 nhà máy lãi(chiếm 93%).Số tiền lãi là 94.197 triệu đồng.Còn có 2 nhà máy lỗ,số tiền lỗ là 22.075 triệu đồng.
3.Về phát triển xây dựng vùng mía nguyên liệu.
Nhìn chung,diện tích,năng suất,sản lượng mía cũng như sản lượng mía ép công nghiệp trong 5 vụ vừa qua biến động không lớn
Bảng 1.6.Diện tích,năng suất,sản lượng mía trong 5 vu. Niên vụ mía Diện tích
(ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Sản lượng ép CN(tấn) 2000-2001 303.000 49.8 15.100.000 7.204.610 2001-2002 309.900 49.2 15.200.000 8.539.197 2002-2003 315.000 50.1 15.800.000 9.629.079 2003-2004 287.000 50.5 14.500.000 10.610.519 2004-2005 280.000 51.8 14.500.000 9.317.000 2005-2006 265.000 50.9 13.500.000 8.500.000
Ta biết mía nguyên liệu đã liên tục được thay thế dần giống mới,thích hợp nhưng vẫn còn chênh lệch về năng suất ngay tại một vùng do quy trình canh tác và chăm sóc mía.Do không áp dụng rộng rãi quy trình thâm canh,chăm sóc mía,nhiều nơi giống mía mới nhanh thoái hoá,cho năng suất và chất lượng thấp.Trong vụ vừa qua,tuy hạn hán diễn ra trên diện rông nhưng nhờ giá bán đường cao,các doanh nghiệp thu mua mía với giá cao,nên nông dân đa tích cực chăm sóc mía.Vì thế mặc dù diện tích giảm do cây trồng khác xâm lấn,do hạn hán thiếu nước tưới nên mía bị chết,nhưng năng suất và chất lượng mía vẫn duy trì khá,bên cạnh đó cải tiến thiết bị,nâng cao hiệu suất tổng thu hồi đã đảm bảo sản lượng thu hoạch đường trên một dơn vị diện tích năm sau cao hơn năm trước.
Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND và Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh nhằm rà soát quy hoạch diện tích sản xuất mía. Đến nay có 13 nhà máy đường có vùng nguyên liệu đảm bảo đủ diện tích,với năng suất chất lượng mía tốt,là Lam Sơn,Tate and Tyle,Sông Con,KCP,Ninh Hoà,An Khê,Bourbon Gia Lai,333 Đăk Lăk,Tây Ninh,Bến Tre,Trà Vinh,Phụng Hiệp và Sóc Trăng.
Có 20 nhà máy đủ diện tích đất trồng mía,nhưng phân tán,thiếu điều kiện tưới,hệ thống bờ bao,nhưng chất lượng mía nguyên liệu vẫn khá tốt, đảm bảo ép trên 70% công suất,là Cao Bằng,Tuyên Quang,Hoà Bình,Sơn Dương,Nông Cống,Sông Lam,Quảng Ngãi,Nam Quảng Ngãi,Bình Định,Tuy Hoà,Phan Rang,Kon Tum, Đăk Nông,La Ngà,Bourbon Tây Ninh,Hiệp Hoà,Nagajuna,Vị Thanh và Kiên Giang.
Vẫn còn 4 nhà máy thiếu đất trồng mía trầm trọng,hoặc phải cạnh tranh với các lò đường thủ công,như Sơn La,Việt Đài,Cam Ranh và Thới Bình.
Các công ty,nhà máy đường đã cố gắng đầu tư,hỗ trợ nông dân thực hiện Quyết Định số 80/2002/QĐ-TTg trên diện tích được địa phương quy hoạch cho đơn vị.
Số diện tích thực hiện của các nhà máy đã gần số diện tích theo quy hoạch của các địa phương,nhưng phổ biến tình trạng cự ly xa,thiếu các điều kiện về hạ tầng cơ sở vật chất,nên chi phí vận chuyển cao,diện tích ký hợp đồng đầu tư hàng năm tăng,nhưng chủ yếu được thực hiện tại miền Bắc,một phần ở miền Trung và Đông Nam Bộ. Đối với khu vực miền Tây Nam Bộ,việc ký hợp đồng với nông dân chủ yếu là bao nhiêu sản phẩm,viẹc điều hành mía chủ yếu thông qua hệ thống thương lái.Do đó việc thừa thiếu mía cục bộ thương xuyên diễn ra.Giá mua qua các vụ gần đây liên tục tăng,là động lực để người nông dân trồng mới và chăm sóc mía.
Bảng 1.7.Diện tích và giá mua mía nguyên liệu Niên vụ mía Diện tích QH
(ha)
Diện tích TH (ha)
Diện tích thực hiện QĐ80(ha)
Giá mua mía (đồng/tấn) 2000-2001 230.000 201.863 121.476 220.000-230.000 2001-2002 240.000 212.887 125.381 250.000-260.000 2002-2003 255.000 238.000 149.030 270.000-280.000 2003-2004 264.000 258.000 194.811 320.000-340.000 2004-2005 221.491 208.139 175.275 350.000-370.000 2005-2006 265.000 184.659 380.000-400.000
Còn vụ sản xuất 2005-2006, diện tích mía nguyên liệu của cả nước đạt 265 nghìn ha, giảm 15 nghìn ha; sản lượng mía đạt 13,5 triệu tấn, giảm một triệu tấn so vụ trước. Cả nước có 37 nhà máy đường hoạt động với 69,1% công suất thiết kế, giảm 11,7% so vụ trước. Vì vậy không chỉ giá mía nguyên liệu tăng mà cả giá đường cũng tăng.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, năm nay, cả nước thiếu khoảng 300 nghìn tấn đường. Mặc dù đến nay, số đường nhập khẩu mới khoảng 38% lượng đường cần nhập khẩu nhưng đường sản xuất trong nước đã không cạnh tranh nổi do xuất hiện đường nhập lậu. Lượng đường Thái-lan nhập lậu qua các tỉnh biên giới tây nam từ đầu năm đến nay liên tục tăng, có ngày nhập lậu lên tới 1.500 tấn. Trong khi đó, lượng đường tồn kho tại các nhà máy hiện còn hơn 200 nghìn tấn, nhưng các nhà máy vẫn chưa bán được do giá đường ngoài thị trường thấp.