Trước hết,cần huy động và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia,vốn ODA,vốn đầu tư tập trung từ ngân sách(TW và địa phương),vốn tự có của các doanh nghiệp,các địa phương,vốn huy động từ trong dân… để phát triển hạ tầng kỹ thuật các vùng trồng mía tập trung có quy mô lớn.
Đối với đường giao thông phục vụ vận chuyển mía, các địa phương dùng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư làm đường trục chính ngoài khu vực nhà máy. Đối với đường vận chuyển nội bộ trong vùng nguyên liệu thì xây dựng bằng vốn huy động của dân và vốn tài trợ của nhà máy.Cải tạo và nâng cấp các trục giao thong chính giữa vùng nguyên liệu tập trung với cơ sở chế biến,thường xuyên đầu tư kinh phí tu bổ và xây dựng mới các tuyến giao thong nội đồng trong vùng mía để thuận tiện cho việc vận chuyển và thực hiện cơ giới hóa
Đối với vùng có điều kiện làm thuỷ lợi để trồng mía có tưới, trên cơ sở dự án được duyệt, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công trình thuỷ lợi đầu mối như hồ chứa, kênh trục chính, người trồng mía và nhà máy phải bỏ vốn làm các công trình thuỷ lợi nhỏ, nội vùng.Củng cố các công trinhg giữ uwocs và dân nước trong các vùng mía tập trung;mở rộng áp dụng các hình thực tưới tiết kiệm nước bằng hệ thống tướt thấm,ống nổi như Công ty Mía đường Quảng Ngãi,Lam Sơn,Tây Ninh và tự khai thác nguồn nước như khoan giếng tại ruộng hoặc ngăn đập nhỏ để lấy nước.Thực hiện các biện pháp canh tác tổng hợp để đảm bảo chống xói mòn,giữ ẩm cho mía.
Các nhà máy đường ngoài việc sử dụng nguồn vốn từ 10% giá mía tính trong giá thành để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, còn được sử dụng để đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông phục vụ vùng nguyên liệu của nhà máy.
2.2.3.Đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nhằm cơ giới hóa các quá trình sản xuất mía đường.
Thực hiện quá trình cơ giới hóa là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất lao động,giảm cường độ lao động,giảm tổn thất và giá thành trong sản xuất mía.Tuy vậy,việc cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất vẫn còn yếu và chưa đồng bộ,chỉ có một số vùng trồng mía tập trung được cơ giới hóa khâu làm đất,còn các khâu như gieo trồng,chăm sóc,thu hoạch chủ yếu vẫn bằng các công cụ thủ công với các công cụ thô sơ và lạc hậu.Do đó năng suất lao động rất thấp mà cường độ lao động lại cao,tổn thất lớn…Do vậy quảng đại nông dân sản xuất mía đặt ra yêu cầu ngày càng bức thiết về cơ giới hóa quá trình sản xuất mía,đặc biệt là cơ giới hóa thu hoạch mía,một khâu vô cùng nặng nhọc,năng suất lao động thấp.Trong thời gian qua thì Viện Cơ Điện NN và Công nghệ sau thu hoạch và một số đơn vị đã và đang tiến hành nghiên cứu,chế tạo thử nghiệm một số các thiết bị phục vụ các khâu cơ giới hóa và thu hoạch mía.
Tuy vậy,vấn đề cơ giới hóa sản xuất mía vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại bất lợi như địa hình và cơ lý tình cây trồng còn phức tạp,độ tin cậy và tính thích nghi của máy còn kém,chất lượng máy chưa cao,cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu chế tạo và có các giải pháp tích cực để thúc đẩy quá trình cơ giới hóa sản xuất mía.
Về việc nhập thiết bị, Chính phủ có văn bản quy định: Các cơ sở chế biến đường vừa và nhỏ không nhập toàn bộ, chỉ nhập các thiết bị quan trọng trong nước chưa sản xuất… Quy định là vậy, nhưng có tới 19 nhà máy có công suất dưới 2.000 tấn mía/ngày, vẫn nhập thiết bị toàn bộ của nước ngoài; và ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản quy định cấm nhập, các nhà máy này vẫn nhập như thường. Nghiêm trọng nhất, có tới 3 nhà máy đường (Tuyên Quang, Việt Trì và Đắk Lắk) đi mua thiết bị… đã ngừng sản xuất nhiều năm của Trung Quốc; sau đó, vì không sử dụng được, đã phải mua bổ sung và sửa chữa nhiều chục tỉ đồng, nhưng vẫn hoạt động cầm chừng, thua lỗ triền miên, trong đó, Nhà máy đường Việt Trì phải ngừng hoạt động.
Trong việc nhập thiết bị của Trung Quốc, theo nhiều nguồn tin, có sự thông đồng để nâng giá hàng triệu USD trên một dây chuyền. Những thiết bị này của Trung Quốc tuy mới nhưng đã lạc hậu về công nghệ, dẫn tới tình trạng nhập nhưng phải bỏ vì không thể sử dụng được, gây lãng phí nghiêm trọng. Điều đáng ngạc nhiên là, cùng thiết bị của Trung Quốc, cùng công suất 1.000 tấn mía/ngày) nhưng các nhà máy lại nhập với giá chênh nhau hàng chục tỉ đồng: Nhà máy đường Sơn La mua 65 tỷ; Nhà máy đường Kon Tum nhập 70 tỷ; Bình Thuận 75,2 tỷ; Trị An là 76 tỷ đồng… Nhiều nhà máy theo một hướng khác, nhập dây chuyền thiết bị của Úc, giá đắt gấp đôi thiết bị của Trung Quốc, nhưng chất lượng cũng thê thảm không kém, nhiều năm không hoạt động được như thiết kế, bị lỗ lớn. Ví dụ, Nhà máy đường Quảng Nam nhập dây chuyền của Úc trị giá 12 triệu USD, chi phí xây dựng hết 172 tỷ đồng và hiện đang lỗ tới 123 tỷ đồng; Nhà máy đường Kiên Giang xây dựng hết 161 tỷ đồng và đến nay lỗ 170,6 tỷ đồng.
Tại dự án Nhà máy đường Quảng Nam, chủ đầu tư và Ban quản lý Nhà máy đã được các đối tác giao máy móc thiết bị đã cũ, không đúng chủng loại, không đúng danh mục hợp đồng và công suất thiết kế nhưng vẫn tự ý nhận và lắp đặt. Trong khi nhà máy chưa đạt các thông số kỹ thuật, chưa có hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật… nhưng chủ đầu tư đã ký biên bản nghiệm thu tạm thời để thanh toán 5% tiền bảo hành cho đối tác. Hành vi này đã gây thiệt hại cho Nhà nước 143.830 USD và hơn 1,5 tỷ đồng. Tại dự án mở rộng Nhà máy đường Quảng Ngãi, được Thủ tướng phê duyệt với mức đầu tư 218,736 tỷ đồng, lãnh đạo đơn vị này có hành vi thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 20 tỷ đồng. Ngoài ra, giám đốc đơn vị này còn ký hợp đồng mua của Trung tâm ứng dụng công nghệ mới TP. Hồ Chí Minh 4 môtơ điện do Nhật sản xuất, theo dự toán là 5 tỷ đồng, nhưng thực tế mua là 2,5 tỷ đồng và sau vụ mía đường năm 2001 mới phát hiện xuất xứ các linh kiện là ở nội địa (?!)
2.3.Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ sản xuất cho các Nhà máy đường.
Nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình sản xuất của các Nhà máy đường là một mắt xích rất quan trọng đối với sự phát triển của các NMĐ.Bao gồm từ lao động phổ thông đến những kỹ sư hóa thực phẩm hay những nhân viên văn phòng,người quản lý quá trình hoạt động.Các Nhà máy đường thường xuyên tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực quản lý,trình độ khoa học công nghệ,hiểu biết trên thương trường,hội nhập cho các cán bộ,nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động trong các Nhà máy.Tăng cường công tác khuyến nông về giống,kỹ thuật trồng,thâm canh,thu hoạch mía và hỗ trợ nông dân các vùng nguyên liệu về thông tin thị trường,giá cả;thông tin về Khoa học công nghệ,…
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,hiện nay các nhà máy đã tạo việc làm cho khoảng 35.000 lao động công nghiệp chuyên nghiệp trong chế biến đường,sản phẩm sau đường và bên cạnh đường,trong đó,32.300 lao động công nghiệp chuyên nghiệp trong chế biến đường.
II.Đánh giá tác động của Hoạt động đầu tư đến phát triển nghành mía đường ở ViệtNam trong thời gian qua.