Chiến lược thâm nhập thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất. (Trang 64 - 77)

I. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới.

2. Định hướng phát triển của công ty.

2.2.1 Chiến lược thâm nhập thị trường.

Để tận dụng hết khả năng hiện có cũng như trình độ tay nghề cao của công nhân, kinh nghiệm của cán bộ kĩ thuật, thương hiệu của doanh nghiệp,MMTB hiện có và khắc phục khả năng nguồn tài chính có hạn, doanh nghiệp phải có chiến lược thâm nhập thị trường một cạch có hiệu quả.

Thế mạnh của doanh nghiệp nhà nước vừa được cổ phần hoá là: Có kinh nghiệm xây lắp nhiều công trình lớn, trọng điểm của nhà nước, là khách hàng truyền thống của nhiều tổng công ty lớn và của những doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.Doanh nghiệp cần phải duy trì mối quan hệ và nâng cao uy tín với những khách hàng truyền thống.

Phân loại khách hàng để có những chính sách nhằm chăm sóc khách hàng đúng mức: Nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp, đảm bảo đúng tiến độ thi công, chính

sách giảm giá sản phẩm, chính sách khuyến mãi khác, giữ vững thương hiệu và quyềng lãnh đạo thị trường.

2.2.2.Chiến lược phát triển thị trường.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng, trong đó uy tín vị thế của doanh nghiệp xây lắp Việt Nam ngày càng được nâng lên trong con mắt các chủ đầu tư trong khu vực. Do đó công ty nên có chiến lược thâm nhập thị trường để mở rộng thị trường. Các chính sách thị trường như: Chính sách giá cả, khả năng tiếp thị tốt….

2.2.3.Chiến lược phát triển sản phẩm.

Đây là vấn đề hết sức quan trọng quyết định hướng đi của doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp cần có hướng đi và tìm hiểu nhu cầu thị trường, cẩn thận để lựa chọn chiến lược sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa phù hợp với điều kiện và năng lực của doanh nghiệp.Hiện nay, những mặt hàng thiết yếu của xã hội có tính hấp dẫn nhất là: Điện, nước, vật liệu xây dựng, nhà ở…Tuy nhiên để thực hiện chiến lược kinh doanh phát triển sản phẩm khó khăn của các doanh nghiệp xây lắp là vốn lớn, việc chuyển hướng sản xuất yêu cầu phải có chuyên gia kĩ thuật mới, tăng cường tổ chức tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.

2.2.4.Chiến lược liên doanh, liên kết.

Để khắc phục nhược điểm: Khả năng huy động vốn, khả năng cung cấp,khả năng sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm, khả năng tiêu thụ…Công ty nên có chiến lược liên doanh, liên kết dưới cac hình thức như: Ký hợp đồng liên danh, hợp đồng liên doanh, hợp đồng thầu phụ….

Ngoài các chiến lược đã đề cập ở trên là những chiến lược cơ bản và quan trọng nhất,công ty cũng cần lưu ý thêm các chiến lược khác như: Chiến lược hội nhập, chiến lược đa rạng hoá, chiến lược suy giảm…để có thể kịp thời ứng phó với những khó khăn thách thức trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi sang công ty cổ phần.

II.Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty .

1.1 Giải pháp về huy động vốn.

Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh đều cần có vốn, bao gồm vốn lưu động và vốn cố định. Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất VLXD đang thiếu vốn hoạt động một cách nghiêm trọng. Với các doanh nghiệp xây dựng, giá trị khối xây lắp đã hoàn thành bàn giao và nghiệm thu cho chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án (bên A) còn nợ mỗi ngày một lớn,giá trị xây lắp dở dang cuối kì tăng vượt mức vốn lưu động. Doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu của doanh nghiệp đều giảm đi đáng kể nhất là doanh thu đã thu tiền, dẫn đến khả năng thanh toán nợ rất thấp, hệ số bảo toàn vốn ở mỗi doanh nghiệp đều ở dưới quy định. Trong khi đó không ít các doanh nghiệp các khoản trả nợ gốc và lãi về vay đầu tư, về vốn kinh doanh đã đến hạn trả nợ. Thậm chí đường biểu diễn tình hình tài chính doanh nghiệp giữa suy thoái với phá sản đã cận kề. Trước tình hình như vậy, thiết nghĩ mỗi doanh nghiệp cần phải khẩn trương và chủ động thực hiện các giải pháp huy động vốn hoạt động, làm cho tình hình tài chính lành mạnh, vượt qua khó khăn nhất thời, tạo thế phát triển bền vững.

Để công ty có thể huy động vốn một cách tốt nhất thì công ty có thể thực hiện một số giải pháp sau:

+ Kiểm kê rà soát lại toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, thanh lý, nhượng bán những tài sản không cần dùng, ứ đọng để thu hồi vốn. Công ty cần kiểm kê tài sản cần dùng, không cần dùng, kém và mất phẩm chất. Loại không cần dùng, kém và mất phẩm chất cần có biện pháp thanh lý, nhượng bán. Biện pháp này Tổng công ty xây dựng số 1 đã nhượng bán cả một dây chuyền trạm nghiền clinker cho chủ đầu tư nhà máy xi măng Tây Ninh, thu hồi vốn hàng chục tỷ đồng , đồng thời chủ đầu tư nhà máy Tây Ninh cũng không phải chi phí vốn đầu tư lớn để xây dựng trạm nghiền clinker. Như vậy cả hai bên đều có lợi. Trong các xí nghiệp của công ty tồn đọng vật liệu, dụng cụ sản xuất khá lớn, cần được phân loại để thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn. Kinh nghiệm thanh lý, nhượng bán vật liệu, dụng cụ tồn đọng nên theo từng lô hàng( không nhượng bán từng thứ), cả thứ nhiều cần dùng lẫn những thứ người mùa

ít dùng, và bán theo phương thức đấu giá cả lô hàng. Thanh lý, nhượng bán theo lô hàng thường không thấp hơn giá trị kế toán của công ty.

+ Cần đẩy mạnh lộ trình cổ phần hoá DNNN trong diện cổ phần hoá doanh nghiệp.Thời gian qua phần phần lớn các công ty xây dựng tiến hành cổ phần hoá theo hình thức: bán toàn bộ hoặc bán một phần vốn hiện có của nhà nước trong doanh nghiệp; còn hình thức cổ phần hoá giữ nguyên phần vốn nhà nước, bán cổ phần để huy động vốn xã hội hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp khi cổ phần hoá chưa huy động được vốn rộng rãi vốn từ ngoài doạnh nghiệp. Thiết nghĩ thời gian tới các doanh nghịêp cổ phần hoá cần xây dựng phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, để huy động tăng vốn công ty hiện có.

Với công ty trước khi cổ phần hoá cần phải xây dựng tốt phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, tính toán một cách có căn cứ hiệu quả kinh doanh, thực hiện quảng bá rộng rãi để các nhà đầu tư quan tâm bỏ vốn đầu tư . Đi đôi với việc cổ phần công ty theo hình thức trên, công ty cần tiến hành huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu công trình. Thực tế trong thời gian qua nhờ có việc phát hành trái phiếu công trình mà tổng công ty Sông Đà đã huy động được rất nhiều tỷ đồng.

+ Công ty cần xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ phải thu và phải trả.

Trước mắt, công ty cần phải tiến hành đối chiếu, lập biên bản xác nhận nợ, xác nhận số nợ, thống nhất thời gian thanh toán từng khoản nợ. Đối với các khoản nợ phải thu về giá trị khối lượng xây lắp nhận thầu đã nghịêm thu, hoặc tiền bán VLXD, cần phân định rõ nợ có khả năng thu hồi, nợ không có khả năng thu hồi, nợ quá hạn và dây lâu ngày, cần sử lý theo cư chế tài chính hiện hành.Các khoản nợ phải thu cần cân nhắc kĩ kết quả thu nợ, tránh tình trạng chi phí thu nợ cao hơn nhiều lần số nợ thu được. Đối với các khoản nợ phải trả, cần xây dựng kế hoạch xây dựng và lộ trình thanh toán gốc và lãi (nếu có). Các khoản thanh toán cần ưu tiên theo thứ tự thanh toán các khoản tiền lương và có tính chất lương cho người lao động, nộp các khoản cho ngân sách nhà nước, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, sau đó đến các khoản thanh toán khác. Thông thường mỗi công ty các khoản thanh toán thì lớn,

nhưng khả năng tài chính thì có hạn, do vậy việc xây dựng lộ trình kế hoạch và lộ trình thanh toán hết sức quan trọng, giúp chủ doanh nghiệp chủ động trong vịêc thanh toán nợ.

+ Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng, vay các tổ chức, cá nhân có quan hệ, kể cả vay công nhân viên trong công ty. Công ty cần phải bàn bạc với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để thống nhất tiến độ thanh toán nợ, bàn bạc biện pháp sử lý nợ, kể cả việc giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ. Tránh tình trạng để nợ chồng chất, bên vay và bên cho vay thiếu sự bàn bạc tích cực để xử lý tình trạng nợ khê đọng. Thực tế cho thấy ở nơi nào mà doanh nghiệp chủ động bàn bạc với ngân hàng, với các tổ chức tín dụng, cùng nhau tìm biện pháp sử lý công nợ thì tình hình thanh toán nợ đều được cải thiện tốt hơn.

1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bên cạnh việc đa rạng hoá các nguồn vốn, việc sử dụng hiệu quả đồng vốn cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Do vậy công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cụ thể cho từng giai đoạn, từng nguồn vốn để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn. Trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn vay ngắn hạn và trung hạn chiếm tỷ trọng cao thì yêu cầu việc sản xuất kinh doanh của công ty cần phải đảm bảo có lãi và quay vòng vốn nhanh càng đặt ra cao hơn để đảm bảo thu nhập cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ nhà nước, đồng thời trả lãi và nợ gốc đúng kì hạn.

Cùng với việc xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, công ty cũng cần quán triệt các kế hoạch đến từng bộ phận và cán bộ liên quan quy định rõ quyền hạn và trách nhịêm của các bộ phận, các cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ được giao để đảm bảo các kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Có như vậy thì mới hướng toàn bộ hoạt động của các đơn vị phòng ban, các cán bộ công ty vào việc thực hiện mục tiêu chung của công ty, làm cho công ty càng lớn mạnh, nâng cao vị thế của công ty trên thị trường trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu.

Hoạt động đầu tư của công ty phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, mà phải tập trung vào các khâu then chốt, những sản phẩm chủ lực có ý nghĩa quan trọng đến sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, sản phẩm chủ lực của công ty được tạo ra từ công nghệ côp pha trựơt và kết hợp nâng sàn: Nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân đạm…Đây là những sản phẩm truyền thống, chủ lực của công ty đã được các bạn hàng trong nước tin cậy. Đây là những mặt hàng mà công ty cần quan tâm chú trọng đầu tư. Đồng thời công ty cũng cần kết hợp sản xuất các mặt hàng khác để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.

Thực hiện phân bổ vốn một cách hợp lý cho các hoạt động đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư phát triển nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, đầu tư cho hệ thống quản lý tổ chức để có thể phát huy những thế mạnh, hạn chế những điểm điểm yếu, có thể tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để mang lại để nâng cao năng lực cạnh tranh cuả công ty trong nền kinh tế thị trường. Đây là một giải pháp khá hữu hiệu nhằm sử dụng có hiệu quả đồng vốn còn hạn hẹp của công ty.

Để tránh ứ đọng vốn, công ty cần nhanh chóng giải quyết tình trạng nợ đọng và chiếm dụng vốn hiện nay, yêu cầu bạn hàng thanh toán đơn hàng trong khoảng thời gian nhất định và nên quy định rõ thời điểm, phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán để tránh tình trạng bạn hàng chiếm dụng vốn qua lâu. Việc đó sẽ ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của công ty và từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị

Công nghệ máy móc thiết bị là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại góp phần tạo ra thế mạnh cho doanh nghiệp phát triển.

Ngày nay sự tiến bộ của khoa học công nghệ quốc tế nhanh chóng tạo ra nguyên vật liệu mới, thiết bị máy móc hiện đại góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tăng thêm chất lượng hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

trên thị trường. Sự tác động của khoa học công nghệ quốc tế vừa giúp các doanh nghiệp trong nước thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng cũng đồng thời tạo ra thách thức về khả năng phát triển . Công nghệ lạc hậu của doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn về vốn, lao động, môi trường thực hiện chuyển giao công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện đó, chỉ có các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của kĩ thuật, công nghệ, chủ động đầu tư nghiên cứu phát triển, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện của mình thì doanh nghiệp đó mới có khả năng phát triển. Đây là vấn đề nhận thức mang tính chiến lược mà không chỉ công ty xây lắp hóa chất mà bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng cần phải nắm bắt và thực hiện.

Đối với công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hóa chất, với đặc thù máy móc thiết bị tương đối hiện đại, hàm lượng kĩ thuật cao nên giá trị MMTB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của công ty. Đây là yếu tố cơ bản của sản xuất, quyết định phần lớn đến chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên công nghệ của nó vẫn còn lạc hậu so với công nghệ của các nước trên thể giới. Mặc dù trong thời gian qua công ty đã đầu tư bổ xung một số MMTB nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Do vậy cần chú trọng đầu tư nâng cao năng lực của MMTB.

Công ty cần phải tăng cường đầu tư vào nghiên cứu phát triển, lựa chọn công nghệ phù hợp để có đủ sức nội sinh hóa các công nghệ được chuyển giao, tránh lãng phí về tài chính, thời gian và hiệu quả kinh doanh thấp.

Trình độ công nghệ hiện nay của ngành xây lắp của Việt Nam nói chung lạc hậu so với thế giới khoảng 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 40-50%. Trong khi khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, cùng với bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt luôn tạo sức ép phải đổi mới công nghệ. Do vậy, Công ty cần phải đổi mới tư duy, phương thức sản xuất và tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, tổ chức lại các quy trình sản xuất của mình một cách hiệu quả. Hoạt động đầu tư vào công nghệ, MMTB không những tăng cường về lượng mà phải đổi mới về chất, đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư.

MMTB chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư của công ty.Do đó trong điều kiện hạn hẹp về vốn mà công ty đang phải đối mặt thì việc nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ, MMTB là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Do đó công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Công ty cần có kế hoạch thống nhất giữa phương án đổi mới công nghệ với phương án thay đổi cơ cấu lao động. Trong đó phải chú trọng xây dựng đội ngũ lao

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất. (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w