Về tình hình bố trí dân cư vào các khu tái định cư.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hạch toán SPSX và tính GTSP xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây lắp Vật tư - Kỹ thuật (TEMATCO) (Trang 52 - 56)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

3. Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở phục vụ tái địnhcư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.3. Về tình hình bố trí dân cư vào các khu tái định cư.

Trong các phương án tái định cư, xu hướng người dân nhận nhà thay cho phương án bồi thường bằng tiền và đất tăng lên, làm tăng như cầu về quỹ nhà tái định cư của thành phố. UBND thành phố đã chủ động tập trung mọi nguồn vốn, đẩy mạnh công tác tập trung quỹ nhà ở, đất ở tái định cư dưới nhiều hình thức để đáp ứng như cầu này. Thành phố cũng đã ban hành chính sách quy định các hình thức tái định cư phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hiện đại, chủ yếu thực hiện tái định cư bằng căn hộ chung cư, chỉ giao đất tái định cư theo hạn mức quy định cho các trường hợp là hộ sản xuất nông nghiệp ở khu vực nội thành.

Đối với các khu tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng thì yêu cầu trước tiên và quan trọng nhất là phải có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đảm bảo cho người dân có nơi ở mới với điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Hiện nay, chủ yếu thành phố thực hiện tái định cư bằng các căn hộ chung cư trong các khu chung cư cao tầng. Các hộ gia đình được bố trí tái định cư vào các khu nhà ở chung cư dưới hình thức bốc thăm và được bố trí từ tầng hai trở lên. Tầng 1 sẽ được phân cho hộ gia đình mà sẽ do nhà nước quản lý và được sử dụng cho các hoạt dịch vụ như: nhà trông xe, của hành bách hóa, các dich vụ khác, … phục vụ cho các như cầu của dân cư trong tòa nhà.

Biểu 7: Kết quả bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 -2005.

Nội dung Năm

Như cầu quỹ nhà ở, đất ở tái định cư (căn hộ) Số lượng căn hộ được bố trí tái định cư trên thực tế Tỷ lệ số căn hộ được bố trí TĐC so với nhu cầu (%) 2002 7.500 1.090 14.53% 2003 8.000 1.144 14.3% 2004 9.500 3.000 31.58% Tổng 25.000 5.234 20.94%

(Nguồn: báo cáo tình hình xây dựng quỹ nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội).

Như vậy cho thấy một thực tế răng việc bố trí tái định cư cho các hộ di dời còn quá thấp so với nhu cầu của người dân trong 3 năm 2002 – 2004 chỉ bố trí được 5.234 hộ chiếm 20,94% so với nhu cầu tái định cư. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân tạo nên nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu hiện nay là các hộ gia đình được bố trí vào các khu chung cư đa phần có quy mô cao từ tầng 9 trở lên, quá trình xây dựng các khu tái định cư còn quá chậm, thời gian xây dựng quá lâu làm chậm tiến độ bố trí các hộ dân vào các khu tái định cư, hơn nữa phải trải qua nhiều thủ tục, chính sách thì người dân mới có thể có được chỗ ở ổn định của mình.

Biểu 8: Kết quả bố trí TĐC trong một số khu tái định cư trong năm 2004:

Các dự án đã bố trí TĐC Tổng số Đã sử dụng Còn trống Căn hộ Diện tích (m2) Căn hộ Diện tích (m2) Căn hộ Diện tích (m2)

Khu nhà B7 +B10 Kim Liên 280 17.447,5 280 17.447,5

Khu Xuân La 59 5.486,02 55 4

Khu CT 1A- Xuân La 44 3.822 44 3.822

Khu B7 Thành Công 94 5.632 12 369 82 Khu A, B Vĩnh Tuy 45 1.901 45 1.901 Khu No 14C Định Công (11 tầng /77 căn hộ) 77 4.620 52 3.120 25 1.500 Khu N14B Định Công (15 tầng /122 căn hộ) 122 7.320 67 4.020 55 3.300 Khu N 14B Định Công (13 tầng /80 căn hộ) 80 4.800 80 4.800

Khu Trung Hoà- Nhân Chính + Làng quốc tế Thăng Long

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tiếp nhận quỹ nhàtái định cư phục vụ công tác di dân GPMB năm 2004 của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội).

Các hộ gia đình được bố trí tái định chủ yếu vào các khu chung cư và các khu đô thị mới nhằm đảm bảo ổn định chỗ ở hco người dân và với các điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, ý kiến của người dân sau khi sinh sống một thời gian tại các khu tái định cư là khác nhau.

Trong một cuộc điều tra được tiến hành với 230 hộ dân thuộc các quận Ba Đình, Đống Đa, huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì cho thấy một số nét về thực trạng đời sống, việc làm của các đối tượng đã được di dời vào các khu tái định cư .

Tại nơi ở mới (các khu tái định cư cao tầng và các khu nhà ở chia lô) thì 75% số hộ đang ở trong các khu chung cư cao tầng, 16,4% số hộ ở trong nhà 1 tầng mái bằng, nhưng đáng tiếc là còn tới 16,4% số hộ phải sinh sống trong các nhà cấp 4.

Theo quy định, khu tái đinh cư phải được xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đảm bảo người dân chuyển đến có thể tạo lập và ổn địnhcuộc sống của mình. Tuy nhiên, qua khảo sát vẫn còn tồn tại không ít vấn đề xung quanh việc xây dựng và cải thiện cuộc sống cho người dân tái định cư, mới chỉ 96,1% hộ gia đình được sử dụng lưới điện quốc gia khi về nơi ở mới còn là 3,1% vẫn còn dùng nguồn khác. Số hộ gia đình được sử dụng nước máy sau khi di dời giảm đi so với trước khi di dời ( 79,4% so với 84,5%), người dân phải chuyển sang dùng nước giếng khoan và nguồn khác.

Khi được đề nghị đánh giá về các điều kiện hạ tầng xã hội tại nơi ở mới, các hộ gia đình đã đưa ra những nhận định không mấy khả quan. 81,3% hộ gia đình cho rằng nơi ở mới của họ xa bệnh viện và các cơ sở y tế; 74,3% cho rằng trường học là xa đối với họ; bưư điện cũng xa nơi ở của 43,6% hộ gia đình và 38,8% cảm thấy xa chợ.

Tình hình an ninh trật tự tại nơi ở mới chỉ được 18,5% số hộ gia đình đánh giá là tốt, 67% cho là bình thường trong khi 13,4% cho rằng an ninh trật tự không tốt và thậm chí 1,1% còn thấy tình hình an ninh trật tự là tồi tệ.

Đánh giá chung của các hộ gia đình về nơi tái định cư trên các mặt cho thấy một kết quả không mấy tích cực. Đánh giá về công ăn việc làm sau khi chuyển đến nơi ở mới có 34% cho là bình thường hoặc thuận lợi (tỷ lệ đánh giá thuận lợi chỉ chiếm 5t,6%) trong khi 34,9% cho là khó khăn và 31,1% cho là rất khó khăn. Về điều kiện kinh doanh buôn bán ở nơi ở mới thì còn tồi tệ hơn với 63,4% cho là khó khăn và 31,1% thấy rất khó khăn. Hệ quả là 51,9% hộ ra đình thấy điều kiện thu nhập là khó khăn so vơi nơi ở cũ và 15,9% thấy là rất khó khăn, chỉ 31% hộ gia đình cảm thấy bình thường (không bị ảnh hưởng thu nhập sau khi di dời bởi dự án) và chỉ một tỷ lệ rất nhỏ 1,2% số hộ gia đình thấy điều kiện thu nhập của họ được cải thiện (trong khi mục tiêu đặt ra cho các chương trình tái định cư thường là cố gắng cải thiện đời sống cho người dân phải chuyển dờit)

Các điều kiệ xã hội khác tại nơi ở mới cũng không thuận lợi cho người dân tái định cư, khi mà 65,5% hộ gia đình thấy “điều kiện học tập, khám bệnh” khó khăn và 57,7% hộ gia đình thấy “ điều kiện vui chơi giải trí” rất khó khăn.

Mục tiêu của quỹ nhà, quỹ đất tái định cư là lo chỗ ở ổn định cho người dân, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Mặc dù trong những năm qua, UBND thành phố Hà Nội cùng các sở ban nghành, chính quyền địa phương thực hiện rất nhiều các biện pháp, chính sách để đáp ứng các yêu cầu cấp bách về tái định cư như: Xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại của người dân, tạo điều kiện cho các hộ gia đình trước đây có hoạt động kinh doanh tại nơi ở cũ được thuê các căn hộ tầng một để tiếp tục hoạt động kinh doanh, có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ di chuyển… thì cũng còn rất nhiều vấn đề bất cập. Cuộc điều tra chỉ gọn trong 230 hộ dân của một số quận huyện đã cho thấy được những bất cập

của phương án tái định cư .Vì vậy thành phố cần phải có những biện pháp, chính sách cụ thể để có thể kịp thời giả quyết những vấn đề trên.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác hạch toán SPSX và tính GTSP xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây lắp Vật tư - Kỹ thuật (TEMATCO) (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w