Quy định về văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 56 - 58)

I. Bối cảnh công tác giám sát, đánh giá đầu tư của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư trong những năm sắp tớ

b) Quy định về văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư

quản lý theo quy định của chủ đầu tư.

b) Quy định về văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư sát, đánh giá đầu tư

Kiến nghị đề ra về nhiều mặt, chủ yếu để tạo một khung cơ bản cho hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư:

• Về tổ chức thực hiện: Những cơ quan không gửi Báo cáo giám sát đánh giá hoặc gửi Báo cáo giám sát đánh giá nhưng không đầy đủ, thiếu khách quan trong các năm qua phải kiểm điểm, báo cáo Thủ tướng chính phủ về nguyên nhân cũng như trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan ; Có giải pháp chấn chỉnh bộ máy và quy trình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi quản lý của mình ; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và nội dung báo cáo theo quy định.

• Về chế tài thực hiện: Bổ sung chế tài đủ mạnh để các đơn vị giám sát, đánh giá đầu tư phải chấp hành nghiêm túc theo hương:

1. Chống “khép kín” trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư

2. Gắn công tác giám sát, đánh giá đầu tư với công tác thanh qyết tán vốn đầu tư dự án, điều chỉnh dự án đầu tư.

3. Bổ sung các quy định về hình thức kỷ luật và trách nhiệm của các cá nhân đơn vị liên quan về thực hiện chế độ báo cáo và chất lượng báo cáo.

• Về công tác quy hoạch: Sớm ban hành Nghị định hướng dẫn về quy hoạch ; các Bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố ; quy hoạch phát triển một số ngành quan trọng, một số sản phẩm chủ yếu. Quy hoạch phải đảm

bảo đi trước một bước trước khi tiến hành đầu tư, nếu không sẽ gây ra tình trạng xây dựng tràn lan, không đúng quy hoạch gây thất thoát lãng phí.

• Về ban hành mới, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan: Rà soát các văn bản pháp quy hiện hành, loại bỏ các văn bản trái pháp luật hoặc nội dung không còn phù hợp ; sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/CP về dự án đầu tư xây dựng công trình ; ban hành các văn bản mới theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, nhằm đảm bảo tính đồng bộ của các văn bản pháp quy và hài hoà thủ tục với các quy định của các nhà tài trợ nước ngoài (Luật và Nghị định về quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA …).

• Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư, xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng: Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và đánh giá đầu tư. Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện giám sát ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt ; Khẩn trương triển khai công tác giám sát cộng đồng đối với đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước ; Thực hiện đầy đủ công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, xây dựng chương trình cụ thể triển khai công tác đánh giá đầu tư của ngành và địa phương (cả tổng thể và theo từng dự án đầu tư).Chủ động đề xuất các giải pháp cụ thể hữu hiệu phù hợp với đặc thù của đơn vị mình, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khắc phục những tồn tại về thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ trong đầu tư, xây dựng.

• Để khắc phục từng bước các yếu kém trong đầu tư xây dựng hiện nay, các bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố sớm cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư phù hợp với đặc thù của ngành và địa phương mình ; trước mắt, các ban quản lý dự án, chủ đầu tư cần thực hiện đầy đủ các quyền hạn và trách nhiệm theo quy định.

3.3.Hiện đại hoá, tin học hoá hệ thống tổ chức thực hiện

Đây là xu hướng của thời đại. Trong điều kiện mới, tình hình mới, không thể thực hiện công tác giám sát đánh giá trên giấy tờ đơn thuần hoặc trực tiếp đến hiện trường mới có thể giám sát được. Với cuộc cách mạng công nghệ mới hiện nay đã và đang giúp con người rất nhiều trong các lĩnh vực, trong đó có giám sát và đánh giá dự án. Kiến nghị như sau:

• Tin học hoá toàn bộ hệ thống giám sát đánh giá, trước mắt ở các cấp lãnh đạo trước. Đây là những nơi cần tổng hợp số liệu lớn, do vậy phải có sự trợ giúp của các thiết bị máy tính cũng như các phần mềm ứng dụng mới có khả năng rút ngắn thời gian phân tích và đồng thời cũng tăng độ chính xác của số liệu báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

• Xây dựng mạng lưới giám sát và hỗ trợ giám sát bằng các hệ thống máy tính kết nối Internet giữa các đơn vị quản lý đầu tư với nhau trong cả nước. Có như vậy, thông tin từ các dự án đang triển khai thực hiện đầu tư nếu có sai phạm gặp vấn đề xảy ra có thể kịp thời thông báo lên cấp có thẩm quyền để mau chóng giải quyết, tránh để vấn đề phát sinh lâu ngày khó giải quyết.

• Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các dự án đang theo dõi giám sát. Cần phải bảo quản kỹ lưỡng cơ sở dữ liệu này vì đây là những thông tin rất quan trọng và mang tính chất quyết định cho quá trình giám sát dự án. Nếu mất sẽ không có cơ sở để tiến hành tiếp tục theo dõi giám sát, hoặc có khắc phục thì cũng mất nhiều thời gian.

• Thiết lập các tổng đài, số máy nóng để nhân dân có thể phản ánh ngay lập tức với cấp có thẩm quyền các sai phạm xảy ra trong công tác quản lý đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w