Sử dụng phương tiện trực qua nở mức độ tìm tòi bộ phận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (Trang 30 - 33)

b. Các bước thực hiện:

2.2.1.2Sử dụng phương tiện trực qua nở mức độ tìm tòi bộ phận.

a. Mức độ tìm tòi bộ phận.

Sử dụng phương tiện trực quan để tìm tòi bộ phận tức là sau khi được giới thiệu về nội dung bài học, phương tiện trực quan, các yêu cầu cần giải quyết. Trên cơ sở đó, học sinh phải tìm ra các chi tiết, bộ phận, mối liên hệ giữa chúng, nguyên lý hoạt động, . . . trên phương tiện trực quan. Học sinh hiểu rõ cấu tạo và mối liên hệ giữa các chi tiết, bộ phận, . . . trao đổi, rút ra kết luận và tự lĩnh hội tri thức

b. Các bước thực hiện. Bước 1: Chuẩn bị bài dạy

- Xác định mục đích, nội dung của bài dạy.

- Xây dựng tiến trình bài dạy và cách thức tiến hành giảng dạy.

- Lựa chọn phương tiện trực quan và chuẩn bị phương tiện trực quan cho bài học.

- Soạn giáo án.

Bước 2: Tổ chức dạy học trên lớp.

- Thông báo những nội dung kiến thức cần nghiên cứu và lĩnh hội.

- Giáo viên trình bày trực quan theo lôgic vấn đề nghiên cứu: định hướng, hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác phương tiện để lĩnh hội tri thức mới.

Bước 3: Học sinh phát biểu kết quả.

- Học sinh trình bày kết quả quan sát dựa trên các phương tiện trực quan, trả lời các câu hỏi của giáo viên, tự rút ra kết luận.

- Giáo viên, nhận xét, bổ sung, giải quyết thắc mắc của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức.

VD: Trong khi dạy về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi

trơn.

Mục đích của phần này là: Sau khi học xong học sinh phải hiểu được rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn.

Khó khăn: Nếu giáo viên chỉ giảng cấu tạo và nguyên lý hoạt động trên cơ sở lí thuyết thì học sinh sẽ khó nhận biết được hình dáng, sự liên hệ giữa các bộ phận của hệ thống cũng như hoạt động của nó. Vì vậy, khi dạy giáo viên sử dụng tranh trực quan hình 19 [9], sơ đồ khối cho học sinh quan sát, học sinh sẽ hiểu bài một cách sâu hơn.

Trước tiên giáo viên giảng cho học sinh biết qua về cấu tạo của hệ thống, đặc điểm của từng bộ phận và đưa ra tranh trực quan cho học sinh quan sát (Tranh không có thuyết minh).

GV: Các em hãy quan sát và sau đó một em lên điền các bộ phận tương ứng.

Sau khi học sinh quan sát xong giáo viên gọi học sinh lên điền tên các bộ phận. Khi học sinh đã điền đầy đủ tên các bộ phận của hệ thống, giáo viên vẽ sơ đồ khối cho học sinh quan sát.

GV: Các em hãy quan sát trên sơ đồ, đối chiếu với tranh mà các em vừa quan sát và tìm hiểu xem dầu đi như thế nào?

Sau một hồi quan sát và tìm hiểu.

HS: Dầu từ các te được bơm dầu hút lên đưa tới bình lọc, qua két làm mát đến đường dầu chính đi bôi trơn các bộ phận của động cơ.

GV: Van quá tải 3 có nhiệm vụ gì? HS: ...

HS: Khi đó van 3 mở cho dầu thừa trở về các te hoặc quay về cửa hút của bơm.

GV: Đúng! Chính vì vậy mà van 3 có nhiệm vụ tránh không cho áp suất dầu phía sau bơm quá lớn.

Cứ như vậy giáo viên cho học sinh quan sát, hướng dẫn và đưa ra các câu hỏi kích thích học sinh học tập. Sau khi học xong cấu tạo và nguyên lý hoạt động giáo viên đưa ra câu hỏi.

GV: Từ cấu tạo và hoạt động của hệ thống bôi trơn các em hãy cho cô biết nhiêm vụ của hệ thống?

HS: Hệ thống đưa dầu đi bôi trơn và tản nhiệt cho các mặt ma sát. Lúc này sẽ có một số học sinh thắc mắc:

HS: Thưa cô tại sao hệ thống bôi trơn lại có nhiệm vụ làm mát nữa ạ? Lúc này giáo viên khẳng định và giải thích cho học sinh hiểu rõ hơn. GV: Đúng! Trong khi hoạt động nhiều chi tiết của động cơ trượt trên bề mặt của chi tiết khác, trong khi đó bề mặt ma sát của các chi tiết luôn có sự nhấp nhô nên khi chuyển động gây ra lực ma sát làm nóng các chi tiết và làm các chi tiết mòn, hỏng.

Như vậy phương tiện trực quan không chỉ dùng để minh họa mà còn dùng để tìm tòi bộ phận, phát triển khả năng tư duy lôgic, phát triển năng lực kĩ thuật, lòng say mê khoa học của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các bước sử dụng phương tiện trực quan để tìm tòi được thể hiện trên sơ đồ sau:

2.2.2 Phạm vi – khả năng sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (Trang 30 - 33)