Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư để duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ Việt Nam (Trang 29 - 31)

I- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GTVT ĐƯỜNGBỘ VIỆT NAM

2. Mục tiêu phát triển

Giao thông vận tải Việt nam phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, dịch vụ vận tải và công nghiệp giao thông vận tỉa theo hướng công nghiệp hoá

- hiện đại hoá, tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao lưu thông suốt, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi trên phạm vị cả nước với trình độ tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực

Các tiêu chí được đề xuất là:

Đê có thể nâng cao năng lực vận tải đường bộ, đến năm 2010 đáp ứng nhu cầu vận tải 390 triệu tấn/ 145 tỷ T.Km hàng hoá, 1.9 tỷ hành khách /86 tỷ HK.Mm đến năm 2020 đáp ứng nhu cầu vận tải 900 triệu tấn /320 tỷ T.Km hàng hoá ,4.5 tỷ hàng khách /205 tỷ HK.Km. Mục tiêu chung là nâng cấp và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tâng đường bộ hiện có nhằm nâng cao năng lực khai thác với tiêu chí: tiện nghi, an toàn, hiệu quả đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, cụ thể là đảm bảo tốc độ vận chuyển hàng hoá 60 - 80km/h và hành khách 70 -80 km/h.

Hoàn thiện việc khôi phục và nâng cấp hệ thống đường bộ hiện có, đặc biệt là các dự án đang thực hiện hoặc đã cam kết với các nhà tài trợ bằng nguồn vay ODA.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống đường cao tốc, trước hết là ở các khu vực kinh tế phát triển, khu vực kinh tế trọng điểm, các trục giao thông quan trọng có lưu lượng giao thông lớn. Mục tiêu đến năm 2010 có 500 km đường cao tốc và tiền cao tốc, năm 2015 có 1500 km đường cao tốc và năm 2020 có 300km đường cao tốc.

Toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ phải đưa vào đúng cấp kỹ thuật, mở rộng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn, xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc trên các hành lang vận tải quan trọng. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực. Đến năm 2010 hầu

hết các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ phải được trải mặt nhựa hoặc mở rộng các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn.

Mạng lưới đường đô thị : phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng, đảm bảo quĩ đất dành cho giao thông đô thị 15 -25%. Đối với thành phố lớn, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn, đặc biệt là đường xe điện, đường sắt trên cao và tầu điện ngầm, giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông.

Mạng lưới đường bộ nông thôn: Đảm bảo đường giao thông nông thôn cho các phương tiện cơ giới tới tất cả các trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo giao thông thông suốt quanh năm. Tỉ lệ mặt đường nhựa và bê tông xi - măng đạt trên 50% .

3. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam trong giai đoạn tới nói chung, nhu cầu vốn cho DTBD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư để duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w