- Các bản tường kê tài chính:
Báo cáo thu nhập
3.1. Triển vọng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
3.1.1. Bối cảnh tình hình. Những thuận lợi:
Tình hình kinh tế- xã hội của nước ta tiếp tục ổn định và phát triển. Đặc biệt, những thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm đổi mới đã làm cho thế và lực của ta mạnh lên, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Sự phát triển có nhiều triển vọng của nền kinh tế trong môi trường chính trị xã hội cơ bản ổn định, môi trường hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi cùng với những tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động của đát nước sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục thu hút mạnh hơn nữa các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Môi trường kinh doanh nói chung và môi trường đầu tư nói riêng không ngừng được cải thiện; công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và dần đi vào nền nếp; đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ngày một trưởng thành.
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh cùng với sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức, tạo nên sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế quốc tế và gia tăng mạnh các dòng chuyển vốn trên thế giới.
Mặt khác, kinh tế thế giới đã phục hồi và tăng trưởng trở lại. Thời gian tới, Châu á- Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động của thế giới. Trong bối cảnh đó, nước ta cũng có những cơ hội thuận lợi để thu hút thêm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Những khó khăn.
Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế 5 năm qua chậm dần. Năm 2000 có chiều hướng tăng lên nhưng chưa đạt được mức tăng trưởng cao như 5 năm đầu thập niên 90. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm, tích luỹ nội bộ nên kinh tế còn thấp, các cân đối vĩ mô còn thiếu vững chắc.
Môi trường kinh doanh, đầu tư còn nhiều hạn chế. Nhu cầu thị trường tăng chậm, dung lượng thị trường nhỏ và sức mua trong nước còn rất thấp trong khi cung về nhiều sản phẩm trong nước đã bão hoà. Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài còn bất cập, đặc biệt thủ tục hành chính còn phiền hà, tình trạng chấp hành chưa nghiêm luật pháp chính sách còn khá phổ biến.
Cạnh tranh trong thu hút các dự án đầu tư nước ngoài trên thế giới và trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt. Hiện nay, ba phần tư vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới là đầu tư lẫn nhau giữa các nước công nghiệp phát triển do sự tăng cường liên kết giữa các công ty đa quốc gia của Mỹ, Nhật, Tây Âu. Một phần tư số vốn đầu tư nước ngoài còn lại chảy vào các nước đang phát triển nhưng chủ yếu bị thu hút vào các nươcs công nghiệp mới (NICS) hoặc vào các thị trường đầu tư lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Brazil, Mêhico…Trong bối cảnh đó, các nước trong khu vực đã và đang cải thiện mạnh môi trường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm vượt lên trên các nước khác, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Chính điều này tạo nên sức cạnh tranh mạnh và là thách thức to lớn với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay môi trường đầu tư tại Việt Nam đang bị đánh giá là mất dần tính cạnh tranh và độ rủi ro trong kinh doanh cao hơn các nước trong khu vực.
Sau khủng hoảng kinh tế khu vực và dựa vào kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã đánh giá Việt Nam đúng hơn và trở nên thận trọng, không đầu tư ồ ạt theo hướng đón đầu như những năm đầu 90 mà thực hiện chính sách đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế và sức mua thực tế của người dân Việt Nam. Việc thực hiện từng bước tự do hoá thương mại và đầu tư theo lộ trình AFTA, khu vực đầu tư ASEAN (AIA) cũng được các nhà đầu tư nước ngoài tính toán khi lựa chọn địa điểm đầu tư , thực hiện phân công lao động quốc tế đối với các nước trong khu vực ASEAN, tuỳ thuộc môi trường đầu tư, tiềm lực kinh tế, nguồn tài nguyên nhân lực tại chỗ, quy mô thị trường của mỗi nước.