Thành tựu đạt được:

Một phần của tài liệu ĐT phát triển trong DN (Trang 36 - 38)

 Thứ nhất: Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư tăng lên đáng kể. Không chỉ những nguồn lực trong nước được khơi thông mà chúng ta đã chú ý khai thác cả những nguồn lực bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào công cuộc CNH-HĐH đất nước.Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tốc độ tăng vốn đầu tư : 28%-29% /năm. Đặc biệt năm 1993 tăng đến 46% /năm. Tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP tăng đều qua các năm:

Năm đầu tư so với GDP(%) tốc độ tăng trưởng kinh tế(%)

1991 15.22 6 1992 21.4 8.6 1993 29.5 8.1 1994 30.4 8.8 1995 28.4 9.5 1996 28.45 9.3 1997 28.7 8.2 1998 26.1 5.8 1999 25.4 4 2000 28.1 5 2001 31 6.68

 Thứ hai: hoạt động đầu tư góp phần cho tăng trưởng và phát triển đất nước. Cùng với quy mô đầu tư huy động được, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta cũng tăng đều qua các năm (qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy được điều đó)

 Thứ ba: hoạt động đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Tỷ trọng vốn đầu tư trong nông nghiệp giảm dần, ngược lại tỷ trọng vốn đầu tư trong công nghiệp và xây dựng tăng lên đáng kể:

thời kỳ Nông nghiệp(%)

Công nghiệp và xây dựng(%) dịch vụ(%) 1986-1990 13.4 25.7 60.9 1991-1995 8.7 41.8 51.7 1996-1997 8.5 40.2 52.3

Tương ứng với nguồn vốn đầu tư trên, cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm qua cũng có sự chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH

Năm Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

1995 27.18 28.76 44.16 1996 27.76 29.73 42.51 1997 25.77 32.06 42.15 1998 24.78 32.49 41.73 1999 25.43 34.49 40.08 2000 24.53 36.73 38.74 2001 23 38 39

 Thứ tư: Hoạt động đầu tư góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ cho đất nước. Thông qua hoạt động của đầu tư nước ngoài, cho phép Việt Nam tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, các ngành mới hình thành như:Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ gen…và trong quá trinh tiễp xúc và làm việc với nước ngoài chúng ta cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc và tổ chức quản lý…

 Thứ năm: tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế…Bên cạnh đó, năng lực nhiều ngành kinh tế tăng lên đáng kể, nhất là năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp, năng lực tưới tiêu thuỷ lợi, năng lực ngành giao thông vận tải. Riêng trong năm 2004, số các dự án

hoàn thành đưa vào sử dụng cao hơn so với những năm trước đây. Tổng số công trình, dự án hoàn thành trong năm 2004 khoảng 3640 dự án, trong đó cá bộ ngành trung ương khoảng 980 công trình, dự án; các tỉnh thành phố khoảng 2660 dự án. Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng đã có nhiều đổi mới, thực hiện phân cấp, giao quyền và tạo chư động cho các bộ, ngành, địa phương trong việc quyết định chủ trương và phê duyện dự án đầu tư và bố trí vốn đẩu tư cụ thể cho các công trỉnh, dự án không phân biệt dự án nhóm A,B,C.

Một phần của tài liệu ĐT phát triển trong DN (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w