Đầu tư mũi nhọn trong từng ngành ,hình thành các tập đoàn kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐT phát triển trong DN (Trang 55 - 56)

- Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình quản lý tài chính đầu tư xây dựng cơ bản qua 6 tháng đầu năm 2005 đã nhận định :” Việc bố trí vốn đầu tư phân tán, dàn

trải là tồn tại lặp đi lặp lại nhiều năm nay trong công tác xây dựng kế hoạch đầu tư ở cả trung ương và địa phương, gây lãng phí lớn, làm hiệu quả đầu tư thấp, nhưng chậm được khắc phục.”

Hiện nay,tình trạng vi phạm thủ tục đầu tư thể hiện ngay trong khâu bố trí kế hoạch năm vẫn còn khá phổ biến. Một số Bộ, ngành chưa chấp hành nghiêm túc các quy định về thời hạn phân bổ kế hoạch và giao kế hoạch cho chủ đầu tư. Chất lượng hồ sơ chuẩn bị không đảm bảo. Số lượng và trình độ cán bộ không phù hợp. Nhiều dự án dở dang không đưa vào sử dụng được. Tình hình này đã gây ra tình trạng lãng phí nợ đọng nghiêm trọng, đôi khi còn dẫn đến tệ tham nhũng đã trở thành bệnh kinh niên của nền kinh tế nước ta. Để giải quyết vấn đề này, bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc đã nêu ra ý kiến “tôi tán đồng với ý

kiến là đưa ra cơ chế giám sát việc lên kế hoạch dự án cho các HĐND và UBND để quyết định trong mỗi kỳ họp Quốc hội. Có như vậy mới xử lý được đầu tư dàn trải, chứ như trước đây là không kiểm soát được mà trách nhiệm cũng không thuộc về ai. Có vấn đề vi phạm là phải quyết tâm xử lý luôn”.

- Để tăng tính hiệu quả của đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước, tăng tính cạnh

tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải tiến tới xây dựng củng cố các tổng công ty theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế.

+ Các tổng công ty phải có cơ cấu mềm dẻo, thành lập trên cơ sở có các doanh nghiệp nhà nước nòng cốt. Cần có quy hoạch cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập tổng công ty.

+ Các tổng công ty phải có tiềm lực tài chính mạnh,dần trở thành các tập đoàn kinh doanh mạnh tham gia cạnh tranh quốc tế. Đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, tạo nên các tổng công ty đa ngành, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và hạn chế rủi ro trong đầu tư.

+ Phân định rõ ràng quyền sở hữu và quyền quản lý trong các tổng công ty. Quy định rõ về trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi tổ chức. Cần nâng cao vai trò chủ sở hữu của Hội đồng quản trị. Thực hiện công ty hoá các doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu ĐT phát triển trong DN (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w