Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Một phần của tài liệu Những bất cập và Giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN ở VN trong điều kiện hiện nay (Trang 25 - 27)

I. Tổng quan về Công ty Hóa Chất

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

2.1 Chức năng của Công ty.

Chức năng chính của Công ty là chuyên doanh các mặt hàng hoá chất, xuất nhập khẩu trên 200 mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về hoá chất cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong cả nớc, góp phần ổn định thị trờng và tạo ra lợi nhuận cho Công ty, đóng góp vào ngân sách nhà nớc ,cải thiện cho đời sống cán bộ công nhân viên.Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là:NaOH, CaCO3, Na2CO3, các loại axít nh:HCl, H2SO4, HNO3... hay nhựa: PE, PVC... Ngoài ra còn có các mặt hàng ngoài ngành nh:Mn, Si,..., oxit các loại nh:TiO2, MgO,...,các loại muối nh:NaNO3, NH4Cl..trong đó hàng nhập khẩu chiếm 90% còn lại là 10% hàng mua trong nớc. Hàng nhập khẩu của Công ty chủ yếu là hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Thái Lan. Hàng mua trong nớc của Công ty từ : Công ty Supe Phốt Phát Hoá Chất Lâm Thao, Công ty Hoá Chất Đức Giang. Khách hàng chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp sản xuất, chủ yếu là các doanh nghiệp phía Bắc nh:

+ Các nhà máy dệt: Nhà máy dệt 8/3,dệt Vĩnh Phú. + Các nhà máy sản xuất bột giặt: Lix,Đasô,Đức Giang.

+ Các nhà máy sản xuất kính: Kính Đáp Cầu, Nhà máy sản xuất thuỷ tinh Phả Lại, Nhà máy sản xuất thuỷ tinh Đà Nẵng, Nhà máy sản xuất thuỷ tinh Thanh Đức –Hà Nội.

+ Các nhà máy sản xuất giấy: Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy giấy Yên Bái, Nhà máy giấy Trúc Bạch.

2.2 Nhiệm vụ của Công ty.

+ Công ty đuợc Bộ Thơng Mại giao nhiệm vụ chính là quản lý và kinh doanh các mặt hàng hoá chất phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng, tham gia vào hoàn thiện các sản phẩm hàng công nghiệp.

+ Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân, tổ chức tốt khâu tạo nguồn và bán hàng, giảm bớt khâu trung gian.

+ Giảm chi phí kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng .

+ Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý và mạng lới kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nớc, xã hội và ngời lao động, có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bảo vệ doanh nghiệp, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên phạm vi doanh nghiệp và bảo vệ môi trờng.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với mục đích và nội dung kinh doanh của Công ty. Tích luỹ nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có sẵn, giữ vững tỷ lệ bảo toàn và phát triển vốn do Bộ Thơng Mại giao. Đảm bảo đầu t mở rộng Công ty đổi mới trang thiết bị kĩ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh, bù đắp mọi chi phí, làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nớc, đáp ứng nhu cầu trong nớc và xuất khẩu.

+ Nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh, nhu cầu thị trờng trong nớc và thế giới để cải tiến và cung ứng hàng hoá, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, nâng cao chất lợng và số lợng hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nớc.

+ Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng công tác đào tạo và bồi dỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực, trình độ, thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hộ lao động và an toàn lao động.

+ Quản lý chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, thực hiện theo quy chế hiện hành của Công ty và Bộ Thơng Mại.

+ Chủ động giao dịch và đàm phán kí kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thơng và các văn bản khác về hợp tác đầu t, liên doanh liên kết thuộc các lĩnh vực đã đợc quy định với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nớc theo quy định của nhà nớc và pháp luật.

+ Tham gia các hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hoá, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty và mở rộng mạng lới đại lý, giới thiệu sản phẩm trong phạm vi kinh doanh của Công ty .

Một phần của tài liệu Những bất cập và Giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN ở VN trong điều kiện hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w