IV/ Khoảnh B-2-b: Tính toán dựa trên số liệu hố khoan HK1 công trình Trường Mầm non xã Yên Bình cũ (thuộc địa phận phường Tân Bình)
3.1. Nguyên tắc chung
3.1.1. Khái niệm về giải pháp nền móng hợp lý
Giải pháp nền móng hợp lý là một giải pháp trước hết phải đảm bảo tính khả thi, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và phải là một giải pháp đạt được hiệu quả về mặt kinh tế.
Tính khả thi được xem xét trên các khía cạnh: Máy móc thiết bị, nhân lực, vật lực có khả năng thi công được; vật liệu đáp ứng được giải pháp lựa chọn; điều kiện địa hình có thể tổ chức triển khai thi công …
Yêu cầu về mặt kỹ thuật là các yêu cầu về độ bền, độ ổn định của giải pháp theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Tính hiệu quả kinh tế của một giải pháp là so sánh, lựa chọn được một phương án nền móng đáp ứng được các yêu cầu về tính khả thi, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật với chi phí ít nhất và thời gian thi công nhanh nhất.
3.1.2. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp nền móng hợp lý
a. Thứ tự ưu tiên trong công tác lựa chọn giải pháp nền móng
Một giải pháp nền móng được coi là hợp lý khi đáp ứng được các yêu cầu đặt ra tại tiểu mục 3.1.1. Để có thể tiếp cận nhanh đến giải pháp hợp lý, nhiệm vụ đầu tiên là phải đưa ra được thứ tự ưu tiên các giải pháp đáp ứng được 2 điều kiện tính khả thi và yêu cầu kỹ thuật, và tiến hành phân tích tính kinh tế để lựa chọn được giải pháp hợp lý. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả xin phép không phân tích sâu mà chỉ đề xuất thứ tự ưu tiên như sau:
- Móng nông: Thi công đơn giản, chi phí thấp và tiến độ thi công nhanh.
- Gia cố nền: Nếu nền đất yếu, giải pháp móng nông không đáp ứng được điều kiện kỹ thuật thì chọn giải pháp gia cố nền (nền nhân tạo, cọc tre, cọc gỗ…); - Móng sâu (móng cọc): Trong trường hợp các giải pháp trên không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thì lựa chọn giải pháp móng sâu.
Móng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn có hai phương pháp thi công: Phương pháp ép tĩnh cọc và đóng.
Trong điều kiện hiện trường thi công cho phép, chọn giải pháp cọc bê tông cốt thép thi công theo phương pháp đóng (chi phí thấp hơn thi công theo phương pháp ép).
Trong điều kiện hiện trường không cho phép thì chọn giải pháp móng cọc bê tông cốt thép thi công theo phương pháp ép.
Nếu tải trọng công trình lớn, địa chất công trình phức tạp, tính toán cọc bê tông cốt thép đúc sẵn không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thì lựa chọn giải pháp móng cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ (cọc nhồi).
b. Quy ước về mối liên hệ giữa giá trị tải trọng với chiều cao tầng của công trình
Để có thể đề xuất các giải pháp nền móng cho từng loại công trình trên từng khu vực địa chất đã phân chia trong chương II, một cách tương đối, ta có thể quy ước tải trọng công trình từ móng truyền xuống có giá trị từ 0,10,15kg/cm2/1tầng công trình. Các giá trị trong khoảng này phụ thuộc vào chiều cao của một tầng, khoảng cách bước gian, bước cột của công trình… Trong luận văn, tác giả sử dụng giá trị này bằng 0,11kg/cm2/1tầng công trình đối với công trình có số tầng ≤5 và bằng 0,13kg/cm2/1tầng công trình đối với công trình có số tầng lớn hơn 5 tầng.
c. Nguyên tắc so sánh và lựa chọn:
Để lựa chọn giải pháp nền móng cho một công trình cụ thể, trước tiên đưa ra được một số giải pháp đảm bảo tính khả thi, sau đó tính toán độ bền, độ ổn định theo các yêu cầu kỹ thuật của từng giải pháp đó. Trong số những giải
pháp đáp ứng được hai điều kiện này, sau khi phân tích tính hiệu quả kinh tế thì giải pháp nào có chi phí thấp nhất, tiến độ thi công nhanh nhất sẽ là giải pháp hợp lý cần lựa chọn.